Trầm cảm là gì? Bệnh về tâm lý khiến nhiều người lo lắng

Xã hội hiện đại, những vấn đề về bệnh tâm lý còn nguy hiểm hơn cả. Còn nhớ năm 2017, sự việc mẹ nhẫn tâm giết đứa con thơ bé bỏng chỉ vì một chứng bệnh mang tên trầm cảm đã gây chấn động dư luận. Lúc này người ta mới thực sự hiểu được sự nguy hiểm của con "quái vật" tâm lý đáng sợ vẫn luôn ngấm ngầm len lỏi trong mỗi người. Vậy thật sự trầm cảm là gì, sức mạnh của nó lớn thế nào mà có thể khiến một người bình thường trở nên cực đoan như vậy?

Trầm cảm là gì? Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã, thất vọng, tự cô lập bản thân, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân. Tình trạng này gây trở ngại không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta và thậm chí có thể dẫn tới việc tự tử

Trầm cảm là gì? Trầm cảm không chỉ là nỗi buồn hay sự cô đơn trong một thời gian ngắn mà nó kéo dài trung bình từ 6-8 tháng.

Chứng trầm cảm tưởng như đơn giản nhưng thật sự rất nguy hiểm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vào năm 2015, ước tính có 16,1 triệu người trưởng thành ở Mỹ (từ 18 tuổi trở lên) bị mắc chứng trầm cảm. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) đã tuyên bố trầm cảm trở thành chứng bệnh phổ biến nhất về rối loạn tâm lý.

Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi giới tính mà chúng ta không thể lường trước được. Theo NIMH thì số phụ nữ mắc trầm cảm nhiều gấp đôi so với nam giới.

Trầm cảm là gì đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm

"Trầm cảm là gì?" đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Trong báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phụ nữ từ 40-59 tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao nhất (chiếm 12,3%).

Triệu chứng trầm cảm là gì?

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, những người bị trầm cảm không chỉ đơn giản là trải qua cảm xúc buồn rầu, cô độc chán nản mà còn có thể trải qua những triệu chứng khác bao gồm:

- Dễ bị kích động, hay bồn chồn

- Suy giảm khả năng tình dục

- Không thể tập trung hay đưa ra quyết định

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

- Thay đổi thói quen ăn uống ăn nhiều hoặc ít hơn

- Mệt mỏi, thiếu sức sống

Mệt mỏi, thiếu sức sống phần nào giải đáp câu hỏi: Trầm cảm là gì?
Mệt mỏi, thiếu sức sống phần nào giải đáp câu hỏi: Trầm cảm là gì?

- Đau đầu hay đau toàn thân

- Cảm thấy tuyệt vọng, thiếu lòng tin vào bản thân

- Không tham gia các hoạt động xã hội bình thường

- Có ý nghĩ tự tử

Nguyên nhân gây ra trầm cảm là gì?

Các nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm hiện nay vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất nhưng các nhà khoa học cho rằng trầm cảm có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, thay đổi mức độ truyền dẫn thần kinh, môi trường, tâm lý và xã hội.

Ngoài ra có những người có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với những người khác vì những nguyên nhân dưới đây:

- Do hoàn cảnh tác động: mất mát người thân, ly hôn, các mối quan hệ không tốt đẹp, mắc bệnh khó chữa.

- Tính cách: Những người có tâm lý yếu thường khó đối phó được với những trở ngại trong cuộc sống.

- Di truyền: Có người thân từng mắc trầm cảm bậc 1

- Trẻ em bị chấn thương tâm lý

- Sự ảnh hưởng của thuốc như thuốc ngủ thuốc an thần thuốc hạ huyết áp


Những loại thuốc ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh và có thể gây trầm cảm

- Lạm dụng các chất kích thích như rượu thuốc lá

- Bị chấn thương ở đầu

- Từng bị trầm cảm

- Các chứng bệnh mãn tính như tiểu đường bệnh phổi mãn tính hay tim mạch

Điều trị chứng trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý

Trầm cảm là gì? Có đến một nửa số người bị trầm cảm mà không nhận được sự trợ giúp y tế. Chứng trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả xấu cho bản thân và xã hội.

Liệu pháp tâm lý hay còn được gọi là tư vấn trị liệu. Phương pháp này đã được chứng minh là giúp không ít những bệnh nhân thoát khỏi trầm cảm Các liệu pháp tâm lý bào gồm liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp tâm lý cá nhân và giải quyết vấn đề. Trong trường hợp trầm cảm nhẹ thì có thể lựa chọn cách chữa đầu tiên, trong những trường hợp nặng hơn có thể sử dụng kết hợp trị liệu tâm lý và dùng thuốc

Phương pháp CBT là những buổi trò chuyện riêng giữa hai người là bệnh nhân với bác sĩ hoặc theo nhóm giữa nhiều bệnh nhân với chuyên gia. Họ có thể gặp mặt trực tiếp hoặc chia sẻ qua điện thoại. Với sự phát triển của công nghệ, giờ đây các chuyên gia cũng có thể điều trị thông qua máy tính.

Liệu pháp tâm lý cá nhân sẽ giúp bệnh nhân xác định được các vấn đề tâm lý bị ảnh hưởng từ các mối quan hệ và xã hội. Từ đó biết được mức độ ảnh hưởng và cách thức để thay đổi.

Bài viết trên đây phần nào giải đáp cho các bạn câu hỏi: trầm cảm là gì? Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh phổ biến và nguy hiêm hiện nay để có những biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật