Xơ gan cổ trướng - Phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan, đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh. Người bị xơ gan có thể tử vong bất cứ lúc nào nếu không được điều trị kịp thời.

Thế nào là xơ gan cổ trướng?

Cổ trướng là tình trạng phình to ở ổ bụng của người bị xơ gan do tụ dịch. Nguyên nhân là do các chất gây viêm TGF-β - yếu tố kích hoạt tế bào hình sao sản sinh mô sợi được tế bào Kupffer tạo ra ngày càng nhiều (dưới các tác nhân gây hại) khiến gan dần suy yếu và không còn đảm bảo được vai trò của mình. Từ đó không còn giữ được lượng nước và các chất ở trong lòng mao mạch, gây nên hiện tượng cổ trướng.

Khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng bên trong cơ thể của một người bình thường là một khoang ảo không có nước, chỉ có một ít chất nhầy bôi trơn, không đáng kể. Một khi giữa hai bộ phận này của màng bụng xuất hiện một lượng dịch có màu vàng nhạt (nhiều hoặc ít) được gọi là cổ trướng hay tràn dịch màng bụng Dịch thường gồm một lượng lớn Protein dạng Albumin.

Khi bị bệnh xơ gan cổ trướng, bụng của người bệnh sẽ phình to ra, đồng thời da vùng bụng căng bóng. Vì vậy người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi đau nhức và nặng nề trong di chuyển. Bệnh nhân tiêu hóa kém nên thường bị táo bón và có cảm giác buồn nôn do vai trò của gan đã suy yếu.

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan
Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan

Xơ gan cổ trướng - Giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm của xơ gan Bụng người bệnh sẽ ngày càng to, chèn ép một số cơ quan nội tạng trong cơ thể làm cho chúng không thể đảm bảo được chức năng của mình.

Ngoài ra, bệnh nhân cổ trướng còn có thể xuất hiện phù nề ở tay và bàn chân do dịch tích tụ lại. Người bị xơ gan cổ trướng thường cảm thấy khó thở nhịp thở của bệnh nhân nhanh và ngắn hoặc rất khó khăn để có thể thở sâu do dịch ảnh hưởng lên phổi.

Cơ chế hình thành bệnh ở người xơ gan cổ trướng

Ở người bình thường, nước luôn giữ trong lòng mạch, không bị thoát qua thành mạch ra ngoài là vì áp lực mao mạch và áp lực keo luôn được cân bằng. Áp lực thủy tĩnh đẩy nước và các chất ra khỏi mao mạch, ngược lại, áp lực keo (chủ yếu là do Albumin) có xu hướng giữ nước và các chất ở lại mao mạch. Hai yếu tố này góp phần cân bằng điều chỉnh để nước luôn được giữ trong lòng mao mạch.

Ở người mắc xơ gan cổ trướng, khi thương tổn dần lan rộng, tình trạng mất bù sẽ xảy ra và gan không còn khả năng hoạt động bình thường nữa. 80 - 90% mô gan sẽ bị tổn thương vĩnh viễn trước khi có tình trạng mất bù và 85% số bệnh nhân gặp chứng cổ chướng trong giai đoạn xơ gan mất bù này. Áp lực thủy tĩnh sẽ tăng cao ở người bị mắc xơ gan nên nước và các chất bị đẩy ra khỏi lòng mạch, đồng thời áp lực keo giảm đi do Albumin huyết tương giảm nên còn không giữ được nước và các chất bên trong lòng mạch. Từ đó, nước và các chất thoát ra bên ngoài tràn vào khoang màng bụng của người bệnh hình thành cổ trướng.

Các phương pháp điều trị bệnh xơ gan cổ trướng

Chọc hút dịch cổ trướng

Người bị xơ gan cổ trướng thường được áp dụng cách điều trị này nhằm tránh cho bệnh nhân bị biến chứng nặng sang suy gan Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định lịch định kì đi hút dịch trong khoang bụng.

Chọc hút dịch cổ trướng là một trong những phương pháp điều trị bệnh xơ gan cổ trướng

Chọc hút dịch cổ trướng là một trong những phương pháp điều trị bệnh xơ gan cổ trướng

Chọc dịch cổ trướng là biện pháp phổ biến các bác sĩ thường để làm giảm áp lực dịch cho người bị xơ gan cổ trướng.

Ứng dụng tế bào gốc

Đây là cách chữa trị bệnh xơ gan cổ trướng tân tiến nhất hiện nay. Nguyên lý là tách chiết tế bào gốc khỏe mạnh từ tủy xương nuôi cấy bên ngoài rồi truyền ngược lại vào cơ thể người bệnh thông qua động mạch gan. Những tế bào gốc này sẽ ngăn chặn quá trình xơ hóa, giảm viêm và tăng sinh mạch máu để nuôi dưỡng gan. Chúng giúp hồi phục các tế bào gan đã bị hư tổn và một phần lượng tế bào gốc đó cũng có khả năng biệt hóa thành tế bào gan lành. Tuy nhiên, chi phí chữa bệnh bằng công nghệ này khá đắt đỏ.

Cấy ghép gan

Khi gan người bệnh mất đi hoàn toàn vai trò của mình và không thể cứu vãn được nữa, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ và thay thế gan mới của người hiến. Tuy nhiên, phương pháp này thực hiện rất khó khăn do chi phí cao và nguồn tạng lại vô cùng khan hiếm, không đủ đáp ứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật