Thời điểm nào mới được phép trải nghiệm sex để tránh tổn thương tâm lý?

Trải qua 'chuyện ấy' không phải là cách để chứng tỏ bản thân mình hay khiến bạn trưởng thành hơn. Ngược lại, nó có thể gây ra những sang chấn tâm lý.

Ở các nước phương Tây, một số thanh thiếu niên có thể bắt đầu 'chuyện ấy' từ rất sớm. Tuy nhiên, các em cần hiểu rõ những nguy cơ tiềm ẩn về tâm lý sức khỏe cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục để có thể phòng tránh và không ảnh hưởng đến cuộc sống và hạnh phúc gia đình sau này.

Sau đây là những lời khuyên do các chuyên gia trên trang web FamilyDoctor.org đưa ra cho vấn đề này.

Tất cả bạn bè đã trải qua 'chuyện ấy', tôi có nên hay không?

Đừng tự tạo áp lực lên bản thân mình. Không ai có thể bảo bạn có thể làm gì với cơ thể mình hay khi nào nên bắt đầu 'chuyện ấy' quan hệ tình dục không phải là cách để chứng tỏ mình hay khiến bạn trưởng thành hơn. Thậm chí nó còn khiến bạn mang tiếng xấu.

Không nhất thiết cứ phải thuyết phục bản thân mình rằng mọi người đều đã trải nghiệm rồi. 'Bạn bè của bạn có thể kể rằng họ đã từng trải nghiệm rồi. Nhưng rất có thể họ chỉ nói vậy để chứng tỏ bản thân mình mà thôi, để tỏ ra là hợp với trào lưu'. Có thể là họ nói thật, nhưng cũng có thể họ chỉ thêu dệt và tưởng tượng ra từ những gì thấy trên sách báo, phim ảnh mà thôi. Bạn đã từng trải qua 'chuyện ấy' hay chưa là bí mật riêng của bạn. Bạn không cần phải chia sẻ với người khác nếu bạn không muốn.

Những nguy cơ mắc phải khi làm 'chuyện ấy'

Một số nguy cơ đối với sức khỏe có thể kể đến bao gồm mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh mụn rộp herpes bệnh lậu bệnh mụn cóc sinh dục, bệnh Chlamydia, và nhiễm HIV. Việc quan hệ tình dục sớm khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe Các cô gái quan hệ tình dục trước tuổi 18 sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn, trong đó bao gồm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung

'Chuyện ấy' không thể giữ chân người mình yêu cũng không thể chứng tỏ bản thân bạn. Ngược lại, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe và tâm lý của bạn.

Ngoài ra, 'chuyện ấy' cũng gây ra những sang chấn về mặt tâm lý. Nếu bạn quan hệ tình dục khi chưa sẵn sàng hoặc do bị ai đó ép buộc, bạn có thể cảm thấy bản thân mình hết sức xấu xa hoặc có thể băn khoăn về việc liệu đối tác của bạn có thực sự quan tâm đến bạn hay không. Bạn có thể đối mặt với những hậu quả mà bạn chưa từng nghĩ tới (như có thai hay mắc bệnh lây qua đường tình dục), dẫn tới trầm cảm

Việc quan hệ tình dục sớm khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Việc quan hệ tình dục sớm khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Nói không với tình dục sớm

Đây là một lựa chọn quan trọng mà bạn nên nghĩ tới. Nhiều người trong giới trẻ lựa chọn giải pháp chờ đợi. Một số người không quan hệ trước hôn nhân vì tín ngưỡng hoặc giá trị của bản thân. Một số khác không quan hệ sớm để tránh có thai ngoài ý muốn hay tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc chỉ đơn giản là họ chưa sẵn sàng. Nếu chưa trải qua 'chuyện ấy', bạn nên cảm thấy thoải mái với lựa chọn này. Nếu như bạn bè hay người yêu của bạn cũng giữ gìn khi chưa đủ tuổi hay chưa sẵn sàng, hãy ủng hộ quyết định này.

Tôi đã từng thử 'chuyện ấy', và giờ tôi nuối tiếc

Bạn đã học được điều gì đó về cảm xúc của mình. Giờ bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn cho tương lai, trong đó bao gồm quyết định không quan hệ tình dục cho tới khi bạn đủ lớn hay đã sẵn sàng. Bạn có thể kể về cảm xúc của bạn với người mà mình tin tưởng.

Làm thế nào để biết được nếu tôi đã sẵn sàng cho chuyện này

Để xác định được chính xác khi nào bạn đã sẵn sàng thử nghiệm 'chuyện ấy' quả thực rất khó. Cơ thể của bạn có thể ra những dấu hiệu rằng bạn đã sẵn sàng. Điều đó hết sức tự nhiên về mặt sinh học. Nhưng cơ thể bạn không phải là điều duy nhất bạn nên lắng nghe. Niềm tin, giá trị bản thân, và cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng khi bạn quyết định dấn thân.

Một dấu hiệu chắc chắn nữa chứng tỏ bạn chưa sẵn sàng nếu bạn cảm thấy bị áp lực hoặc nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc hay không chắc chắn. Một chút căng thẳng là chuyện bình thường, nhưng bạn nên chú ý đến cảm xúc của mình. Khi đó hãy đừng bước tới. Hãy cố tìm hiểu xem mình muốn gì. Hãy nói chuyện với ai đó mà bạn tin tưởng, như bố mẹ, thầy cô, gia sư, hay bác sĩ gia đình bạn.

'Em sẽ thử nếu em yêu anh'

Đừng để ai dùng câu nói này để ép bạn thử quan hệ. Kể cả nếu bạn thích anh ta, hãy đừng ngã vào vòng tay của anh ta. Thử quan hệ để giữ người yêu thường sẽ không bền lâu. Kể cả nếu điều đó có thể giữ chân người mình yêu, thì bạn cũng có thể cảm thấy ray rứt về quyết định của mình. Nếu ai đó muốn chia tay với bạn vì bạn từ chối quan hệ, người đó không đáng giá đối với bạn.

Bạn cũng đừng bao giờ viện lý do này để ép một người khác thử 'chuyện ấy' với bạn. Nếu không bạn sẽ mất đi người mình yêu và cảm giác tội lỗi về bản thân. Hãy tôn trọng cảm xúc của người mình yêu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi quyết định thử 'chuyện ấy'

Nếu bạn định thử 'chuyện ấy', hay đã trải qua 'chuyện ấy' rồi. Hãy chắc chắn áp dụng các biện pháp tình dục an toàn. (Nhưng nhớ rằng, biện pháp an toàn nhất là không quan hệ tình dục). Để bảo vệ bản thân mình và người yêu, hãy sử dụng bao cao su để tránh thai và phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục Sử dụng chất diệt tinh trùng cùng với bao cao su có thể tránh thai tốt hơn, nhưng không phải với ai cũng phù hợp.

Chẳng hạn như chất diệt tinh trùng có chứa nonoxynol-9 có thể gây dị ứng và tăng nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục Nhớ rằng bao cao su sẽ không có hiệu quả nếu không sử dụng đúng cho mỗi lần quan hệ. Hãy đọc hướng dẫn sử dụng kỹ, hoặc có thể tìm hiểu thông tin từ bác sĩ gia đình hay nhờ ai đó ở phòng khám sức khỏe sinh sản tư vấn hướng dẫn cụ thể.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật