Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng giúp bé tăng cân lành mạnh

Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng giúp bé tăng cân lành mạnh

Trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần bổ sung thêm nhiều bữa ăn phụ kèm bữa chính đồng thời chọn môi trường sống thích hợp.

Bé gái Lào Cai suy dinh dưỡng đã biết chơi đùa sau gần 1 năm được cứu sống

Đừng hỏi vì sao con còi xương suy dinh dưỡng nếu cứ nấu cháo theo cách này



Là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến cân nặng hàng tháng của trẻ thấp hơn so với cân nặng trung bình của một đứa trẻ trong độ tuổi. Cân nặng trung bình (tương đối) thông thường do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra hàng năm.

Cách tốt nhất để phát hiện trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không đó là thực hiện cân trẻ theo từng tháng tuổi và lập một phát đồ để ghi lại cân nặng.

Nếu theo phác đồ này, cân nặng của trẻ có chiều hướng đi xuống hoặc nằm ngang bằng qua từng tháng tuổi thì nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng là khá cao. Nếu phác đồ biểu diễn theo chiều đi lên đều cho thấy bé phát triển bình thường. Ngoài ra cũng có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế hàng tháng để kiểm tra.

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Trẻ sinh ra đã nhẹ cân, sinh non: Trong trường hợp này, việc phát triển cân nặng đều theo từng độ tuổi sẽ là rất khó. Vì thế, đối với trẻ sinh ra đã nhẹ cân, cha mẹ cần theo dõi sát sao cân nặng trẻ để bổ sung dưỡng chất phù hợp.

Phương pháp nuôi dưỡng sai lầm: Trẻ không được nuôi dạy đúng phương pháp, không được quan tâm bổ sung dưỡng chất đều đặn theo nhóm tuổi, không được bú sữa mẹ hoặc ăn dặm thiếu cả về chất và lượng... cũng rất dễ dẫn đến bị suy dinh dưỡng.

Trẻ bị nhiễm khuẩn: Đặc biệt nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa dễ bị suy dinh dưỡng.

Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng giúp lên cân đều:

Việc chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng lên cân nặng ổn định bình thường như bao trẻ khác cần phải có sự phối hợp từ nhiều nguyên tắc khác nhau:

Về môi trường sinh sống của trẻ

Môi trường sống dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng cần đảm bảo các yếu tố về độ thoáng đãng, sạch sẽ và trong lành. Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt mà trẻ được sử dụng phải là nước sạch.

Về chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt bao gồm vệ sinh thân thể và các hoạt động thể chất.

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần phải được vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng các loại xà phòng sát khuẩn, đặc biệt chú ý đến vệ sinh tay chân trước và sau khi ăn để tránh vi khuẩn đi sâu vào hệ thống tiêu hóa gây ảnh hướng đến hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ.

Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, vận động cơ thể như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, nhảy dây hay các trò chơi vận động nhẹ nhàng khác để ổn định sức khỏe

Về bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ

- Bổ sung chất dinh dưỡng: Hiện nay trên thị trường có xuất hiện nhiều loại dược phẩm rất tốt cho việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng Tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra loại thực phẩm có lợi nhất.

- Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ:

Thứ nhất: Cần đặc biệt tăng cường chất dinh dưỡng Không những đầy đủ mà cần đa dạng các loại chất dinh dưỡng khác nhau tùy theo độ tuổi, sau đó chế biến thành món ăn phù hợp đối với trẻ.

Thứ hai: Thêm dầu mỡ vào các món ăn cho bé. Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu sử dụng dầu ăn có trong món ăn dặm.

Thứ ba: Nấu cháo đặc cho bé: Cháo loãng cung cấp nhiều nước cho bé, khiến bụng nhanh no nhưng cơ thể hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng. Vì thế, hãy chế biến cháo cho trẻ ở dạng đặc (tùy khẩu vị của từng bé) để cung cấp dưỡng chất.

Thứ tư: Bổ sung các bữa phụ: Các bữa phụ có thể được cung cấp bằng những thực phẩm như trái cây sữa Tuy nhiên, bữa phụ nên được cung cấp sau bữa chính khoảng 2 tiếng để thực sự hiệu quả. Các bữa ăn của trẻ suy dinh dưỡng nên được chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày 5-6 lần nhưng thực sự hiệu quả chứ không nên ép trẻ ăn dồn 3 bữa một ngày.

Thứ năm: Các món ăn cần chế biến có hương thơm, mùi vị và sắp xếp bắt mắt để hấp dẫn trẻ.

Chế độ ăn uống bao gồm các chất và liều lượng phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi như sau:

Tuổi Loại đồ ăn Liều lượng 1-2 tuổi Sữa mẹ hoặc 300-500ml/ ngày sữa công thức

- 4 bữa (cháo/ súp)/ ngày + Trái cây

- Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (100-150g); thịt hoặc cá, tôm (100-120g); trứng gà 3-4 quả/tuần; đầu mỡ (25-30 g); rau xanh (50-100g); quả chin (150-200g).

2-3 tuổi

Cơm nát, hoặc cháo, mỳ, súp phở và uống sữa

- 4 bữa cơm nát (cháo, mỳ, súp) + sữa 300-400 ml/ngày 

- Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (150-200g) nếu ăn bún, mỳ, súp thì rút bớt lượng gạo; thịt hoặc cá, tôm (120-150g); dầu mỡ (30-40g); rau xanh (150-200g); quả chin (200g).

3-5 tuổi Cho trẻ ăn món yêu thích, không cho ăn bánh kẹo nước ngọt quả chín trước bữa ăn

- Ăn 4 bữa ngày, nhưng lượng ăn vào tăng lên 

- Lượng thực phẩm hàng ngày dùng cho trẻ: gạo (200-300g); thịt hoặc cá, tôm (150-200g); dầu mỡ (30-40g), rau xanh (200-250), quả chín (200-300g), sữa (300-400 ml).

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật