Nắm được những điều này mẹ an nhàn chẳng lo stress khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng đầu tiên

Với bản năng làm mẹ kết hợp với các tuyệt chiêu hữu ích dưới đây, việc chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ không còn là "nhiệm vụ bất khả thi".

Có thể nói tháng đầu sau sinh là thời điểm khó khăn nhất đối với mẹ. Trong khi cơ thể vẫn còn bị đau và mệt mỏi sau ca vượt cạn, ngay lập tức mẹ phải “lao” vào công cuộc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Điều này khiến mẹ cảm thấy vô cùng bất an thậm chí nghi ngờ cả khả năng làm mẹ của bản thân. Không nên lo lắng mẹ ơi, chỉ cần tham khảo vài mẹo sau sẽ giúp mẹ thêm vững tin hơn.

1/ Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Dinh dưỡng sao cho hợp lý

Nguồn dinh dưỡng duy nhất đối với bé lúc này chính là sữa mẹ, sữa mẹ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Do đó, mẹ không cần cho bé ăn hoặc uống thêm bất cứ thứ gì khác kể cả nước lọc.

Điều quan trọng mà mẹ cần lưu là có chế độ ăn uống khoa học không kiêng khem quá mức để đảm bảo chất lượng sữa mẹ Bởi trong thời gian cho con bú cơ thể mẹ sẽ ưu tiên dùng các chất dinh dưỡng để “sản xuất” ra sữa.

Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Ngoài ra, mẹ cũng cần biết cho con bú đúng cách để bé cảm thấy thoải mái và bú được nhiều hơn: Cho bé ngậm hết phần núm và phần nhủ hoa, tránh chỉ để ngậm đầu ty vì sẽ dễ bị nứt và khiến mẹ bị đau Bên cạnh đó mẹ cần vệ sinh bầu vú trước và sau khi cho bé bú bằng cách dùng khăn mềm nhúng nước ấm rồi lau sạch.

Trong vài tuần đầu sau sinh bé bú rất nhiều và đòi bú liên tục vì vậy mẹ không nên để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu. Không cần nhất thiết phải canh theo giờ mà hãy cho bé tự quyết định thời gian cũng như số lần bú trong ngày, mẹ nhé!

Dù cho việc nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những thiên chức tự nhiên nhất của người phụ nữ việc khởi đầu quá trình này vẫn không suôn sẻ với 100% các bà mẹ. Rất nhiều người gặp khó khăn trong những lần đầu tiên cho con bú. Để tránh điều này, mẹ nên tham khảo các bí quyết ngay từ khi còn mang…

2/ Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thời điểm này bé ngủ rất nhiều, một ngày có thể ngủ từ 16-18 tiếng và chỉ thức dậy khi bú hoặc tiểu tiện giấc ngủ rất quan trọng nên mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc, đặc biệt là giúp bé có giấc ngủ sâu và ngon. Quan trọng hơn là phải chú ý đến những dấu hiệu báo bé đang buồn ngủ nếu để cơn buồn ngủ kéo dài quá lâu sẽ khiến trẻ quấy khóc, không chịu ngủ.

Tạo cho bé một không gian ngủ thoải mái, êm ái và thường xuyên kiểm tra thay tã bỉm tránh để tình trạng “quá tải” làm trẻ bứt rứt khó chịu. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ cần hạn chế những tiếng động lớn xung quanh bởi lúc này bé còn rất nhạy cảm và hay giật mình khi bị tác động từ bên ngoài. Để giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn mẹ có thể cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru.

Trong tháng đầu trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng lại khiến cha mẹ mệt mỏi khi liên tục phải thức dậy chăm bé. Đôi khi vì muốn con ngủ ngoan hơn vào ban đêm nên mẹ cố gắng giữ bé thức vào ban ngày. Điều này hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của bé cũng như không thể cải thiện được tình hình.

3/ Giúp bé phát triển ngay từ sớm

Sau khi sinh được 2 tuần tuổi các giác quan của bé đã bắt đầu hoàn thiện dần, vận động của cơ thể cũng trở nên linh hoạt hơn và tự chủ hơn. Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ hoàn toàn có thể giúp bé phát triển sớm một số các kỹ năng bằng cách:

– Thời điểm này bé đã có thể nghe khá rõ, đặc biệt rất thích nghe giọng nói của mẹ và sẽ thể hiện niềm vui mừng khi được mẹ trò truyện cùng. Mặc dù chưa thể hiểu nhưng việc làm này giúp bé phát triển thính giác cũng như tích lũy vốn từ phong phú cho kỹ năng giao tiếp sau này.

– Bé có thể nhìn rõ với khoảng cách khoảng 20cm và biết phân biệt các màu sắc có độ tương phản cao như trắng, đen, đỏ. Vì vậy, để giúp bé phát triển thị giác mẹ nên cho bé quan sát nhiều đồ vật, tập cho bé biết cách nhìn theo bằng cách di chuyển một cách thật chậm rãi.

– Mặc dù còn rất yếu nhưng một số trẻ có thể ngẩng đầu khi được đặt nằm sấp. Theo đó, để tạo tiền đề cho các hoạt động như lẫy, lật, bò thì mẹ cần biết cách giúp bé phát triển cơ cổ và đầu. Việc cho bé nằm sấp sẽ khiến bé tập kiểm soát phần đầu cũng như rèn luyện cơ cổ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý vì bé còn quá nhỏ nên chỉ tập trong vòng vài phút và trước khi ăn để bé không cảm thấy tức bụng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật