Những trường hợp không nên dùng nhân sâm bạn nên biết

Theo Đông y, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí và cũng là vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý "Sâm - Nhung - Quế - Phụ". Tuy nhiên, phải sử dụng đúng phương pháp thì mới có thể phát huy được tác dụng tốt và tránh được hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là những trường hợp không nên dùng nhân sâm bạn cần lưu ý.

Những trường hợp không nên dùng nhân sâm

Những trường hợp không nên dùng nhân sâm bạn nên biết

Những trường hợp không nên dùng nhân sâm bạn nên biết

1. Người khoẻ mạnh không nên dùng sâm

Người xưa thường bảo đang khoẻ mạnh mà dùng sâm chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố; như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn.

Quan sát lâm sàng hiện đại cho thấy không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao miệng khô lưỡi rát đại tiện táo chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng

2. Cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, không nên dùng độc vị nhân sâm

Trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo ví dụ như aspartic acid arginine Do đó, khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch

3. Phụ nữ đang mang thai nói chung không nên dùng nhân sâm

Theo quan niệm của Đông y học phụ nữ khi có thai nói chung không nên sử dụng đến phương pháp "đại bổ". Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm long nhãn, gà hầm... có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn...

Ăn uống cần có đủ chất, nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi

4. Không dùng sâm bừa bãi đối với trẻ em

Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc trẻ em nhất là trẻ sơ sinh cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.

Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp tim đập chậm nôn mửa v.v...

Cho nên, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc Chớ nên cho trẻ uống sâm để "giải nhiệt"!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật