Những loại nước không nên uống trong kỳ kinh nguyệt

Hành kinh là hiện tượng sinh lý đặc thù của phụ nữ. Để tránh tình trạng đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt, bạn không nên uống những loại nước dưới đây.

1. Trà xanh

Trà xanh là một loại thức uống tốt cho sức khỏe đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa Tuy nhiên trong kỳ kinh nguyệt chị em phụ nữ không nên uống trà xanh.

Trong thời gian hành kinh, lượng hemoglobin protein huyết tương trong máu tương đối cao nên cơ thể thường bị thiếu sắt trà xanh có chứa tới hơn 30% axit tannic. Đây là một hoạt chất có đặc tính dễ kết hợp với sắt tạo kết tủa, tiêu hao vitamin B trong cơ thể, làm tình trạng máu thiếu sắt càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, uống nhiều trà xanh trong kỳ kinh nguyệt sẽ khiến bạn gái cảm thấy mệt mỏi cơ thể xanh xao.

Ngoài ra, nước trà xanh còn gây hiện tượng tức ngực và đau bụng kinh nhiều hơn trong ngày “đèn đỏ”. Do đó, bạn cần tránh uống trà xanh trong những ngày này để bảo vệ sức khỏe của mình.

2. Các loại đồ uống kích thích

Nhóm đồ uống kích thích như rượu bia cà phê… có thể gây ảnh hưởng xấu tới tuần hoàn máu cũng như việc hấp thụ sắt của cơ thể. Thường xuyên uống các loại đồ uống này sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu máu đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, các loại đồ uống kích thích còn làm kéo dài chu kỳ hành kinh của bạn và gây cảm giác chán ăn ảnh hưởng xấu tới dạ dày Chúng cũng làm tiêu hao lượng vitamin B và cản trở quá trình hấp thu cacbohidrat. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng bồn chồn, khó chịu, thậm chí trầm cảm trong kỳ kinh nguyệt.

3. Các loại đồ uống có gas

Trong những ngày “đèn đỏ”, bạn không nên uống các loại đồ uống có gas. Chúng sẽ khiến bạn thêm mệt mỏi đau bụng, khó chịu do thiếu sắt.

Theo lý giải của các nhà khoa học, nước uống có gas chủ yếu chứa phosphate. Đây là một chất có tác dụng ngăn cản quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, khiến tình trạng thiếu sắt trở nên trầm trọng.

Ngoài ra, chất natri bicarbonate trong nước ngọt và nước trái cây đóng chai còn làm giảm vai trò tiêu hóakhử trùng của các acid trong dạ dày tạo cảm giác chán ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật