Nước mía - Thành phần dinh dưỡng, tác dụng cùng những lưu ý khi sử dụng

Nước mía

Thật là không có loại nước uống nào lại phổ biến như nước mía, ở hầu khắp các tỉnh trên cả nước bạn dễ dàng tìm thấy được một địa điểm bán nước mía mở bán quanh năm suốt tháng.

Mỗi cốc nước mía lại khiến bạn cảm thấy dễ chịu ngay lập tức, đặc biệt là vào mùa nóng. 

Nước mía thanh nhiệt cơ thể ngày nóng và còn phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm

Nước mía thanh nhiệt cơ thể ngày nóng và còn phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm

Mía chứa hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú

Trong cây mía, thành phần chủ yếu là đường saccaro, ngoài ra còn chứa nhiều canxi crôm, côban, đồng, magiê mangan phốtpho kali và kẽm. Bên cạnh đó nước mía còn cung cấp sắt và vitamin A C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng với khá nhiều các phytonutrient chất chống oxy hóa proteinchất xơ hòa tan khác cần thiết cho cơ thể.

Tác dụng thần kỳ của nước mía

Các chất dinh dưỡng này giúp làm khỏe thận bao tử, mắt tim đường ruột và các cơ quan sinh dục. Nó cũng giúp làm giảm các cholesterol xấu do đó phòng chống bệnh ung thư cân bằng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường giảm sốt giảm cân thanh lọc thận cùng nhiều bệnh lý khác.

- Thanh lọc cơ thể mùa nóng

- Thanh lọc thận và chống táo bón

- Ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường

- Ngăn ngừa nhiễm độc gan

- Đẹp da, ngừa mụn

Một số lưu ý khi sử dụng nước mía

Mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.

Cũng chính vì hàm lượng đường cao nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng.

Trong chế biến, bạn nên sử dụng mía sạch, được chế biến vệ sinh, nước mía sau khi ép phải uống trong vòng 15 phút, nếu không uống ngay nên đậy kín và cho vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn (không quá 1 buổi).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật