Bọc răng thẩm mỹ: Những mối nguy bạn cần phải lưu ý

“Hàm răng, mái tóc là góc con người” nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu cái “góc con người” được như ý muốn.

Đó chính là lý do đủ phương thức làm đẹp dành cho răng được phát minh ra. Nhờ nhiều phương thức làm đẹp cho răng trong đó có rất nhiều người tìm đến dịch vụ bọc răng sứ thẩm mỹ với hy vọng sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp tăm tắp. Tuy nhiên, bên cạnh những lời quảng cáo trên mây, hấp dẫn của các dịch vụ này, mối nguy hiểm cho sức khỏe của nó là gì thì không phải ai cũng được cảnh báo và lường trước.

Ưu điểm của bọc răng sứ

Bọc răng sứ có 2 loại: chụp răng sứ và mặt dán sứ (veneer). Ưu điểm nói chung của các loại này là có tính thẩm mỹ cao với màu sắc tương tự như răng thật. Chụp răng sứ còn có ưu điểm không dẫn điện, dẫn nhiệt nên không ảnh hưởng đến tủy răng với những răng tủy còn sống. Tuy nhiên, loại chụp răng sứ cần mài đi lượng mô răng lớn. Mặt dán sứ khắc phục được việc mài quá nhiều mô răng, tuy nhiên, mặt dán sứ lại ko được dính chắc chắn như chụp sứ nên thường sử dụng cho các răng trước đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ.

Quy trình bọc răng sứ

Buổi đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng tạo cùi để lắp chụp. Với các răng đã điều trị tủy thì ko cần gây tê nhưng với các răng tủy sống thì gây tê là cần thiết. Sau khi mài sẽ tiến hành lấy dấu, màu răng và gửi về xưởng chế tạo chụp răng. Cùi răng vừa mài được bảo vệ bằng 1 chụp tạm thời.

Buổi thứ 2, khi chụp răng đã hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành thử chụp trên miệng bệnh nhân, mài chỉnh thích hợp và gắn bằng chất gắn dính. Có thể gắn vĩnh viễn luôn hoặc gắn tạm thời để bệnh nhân ăn nhai quen với chụp mới trong khoảng 1 vài tuần rồi gắn vĩnh viễn.

Ai cần bọc răng sứ?

Về mặt chức năng, những răng đã điều trị tủy hay rạn nứt thân răng cần chụp răng để tránh nguy cơ gãy vỡ thân răng, đặc biệt với những răng phía trước (răng hàm nhỏ, răng nanh, răng cửa) thì chỉ định chụp sứ là phù hợp.

Về mặt thẩm mỹ, với những bệnh nhân có khấp khểnh nhẹ răng phía trước nhưng bệnh nhân không muốn chỉnh nha hay những bệnh nhân nhiễm màu răng nội sinh mức độ nặng, các phương pháp tẩy trắng không hiệu quả thì có thể làm chụp sứ hoặc mặt dán sứ để có bộ răng thẩm mỹ hơn.

Những vấn đề thường gặp và biến chứng

Các biến chứng thường gặp khi chỉ định làm chụp răng sứ không được chính xác và kỹ thuật làm chụp không chính xác, xâm phạm đến khoảng sinh học của mô quanh răng.

Các vấn đề thường gặp sau khi làm chụp sứ: Dắt kẽ thức ăn do tiếp xúc với 2 răng bên cạnh không tốt; Viêm lợi; Tụt lợi, gây lộ đường viền phía dưới của chụp gây ra dắt thức ăn hay hiện tượng ê buốt (với các trường hợp tủy còn sống); Chết tủy răng do răng sống mài quá nhiều mô răng; Mòn răng đối diện do khớp cắn chỉnh không tốt; Gãy thân răng và chụp sau khi ăn nhai một thời gian..

Lời khuyên của bác sĩ

Kỹ thuật bọc răng sứ là kỹ thuật thực hiện với sự chuyên sâu và chi phí cao. Do đó, bạn cần phải lưu ý sau khi bọc răng sứ cả về chế độ ăn uống và chăm sóc răng sứ thật kỹ lưỡng mới có thể giữ gìn răng sứ khỏe mạnh, duy trì lâu dài trên cung hàm. Sau khi bọc răng sứ sẽ có rất nhiều điều bạn cần quan tâm liên quan tới việc duy trì, bảo quản răng có chất lượng tốt nhất. Do đó, nếu bạn thực hiện tốt những lưu ý sau khi bọc răng sứ sẽ đem lại những lợi ích không chỉ cho bản thân chiếc răng mới phục hình mà còn cho sức khỏe cơ thể bạn.

Răng sứ tuy có độ chịu lực lớn hơn, cứng hơn nhiều so với răng thật, tuy nhiên, về bản chất, răng sứ vẫn là răng giả, là một khối tách biệt với cơ thể, không được neo giữ bởi dây chằng nha chu. Trong khi răng thật lại được tủy nuôi sống mỗi ngày - cảm giác làm nên những đặc trưng sinh lý mà 1 răng giả bằng sứ không thể có được. Vì vậy, sau khi bọc răng sứ xong, nếu không biết cách bảo quản và vệ sinh răng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập kẽ răng, cổ răng. Đó là lý do tại sao cần lưu ý sau khi bọc răng sứ phải có cách chăm sóc và bảo quản răng nhiều hơn.

Không nên ăn những đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá lạnh vì khi cắn cần phải sử dụng lực cắn mạnh có thể làm cho răng sứ bị bể vỡ. Nên ăn những thực phẩm mềm rau củ quả để làm giàu thêm vitamin Ngoài ra, một số loại trái cây có chứa axit malic như dâu tây táo... có tác dụng làm sạch răng rất hiệu quả.

Lưu ý sau khi bọc răng sứ là lựa chọn những thực phẩm ít có thành phần tạo màu, ít axit gây hại cho răng; Nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng lông mềm, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay mà không chải theo chiều ngang...

Việc thăm khám định kỳ 3 - 6 tháng/lần để được các nha sĩ kiểm tra lại độ sát khít của viền nướu, độ hồng hào của nướu là vô cùng cần thiết. Lưu ý: sau khi bọc răng sứ, nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào lạ như đau nhức răng, gặp khó khăn trong ăn nhai, cần tới ngay bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục sớm.

Đối với các trường hợp răng quá xấu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và thẩm mỹ, cần tìm đến các phòng khám nha khoa uy tín để được khám và tư vấn xem việc làm răng bọc sứ thẩm mỹ có thật sự cần thiết và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất, mang lại kết quả tốt, lâu dài mà ảnh hưởng ít nhất đến chính răng bọc sứ và mô nha chu của nó, các răng lân cận, răng đối diện cũng như toàn bộ hàm răng. Tuyệt đối không bọc răng sứ trào lưu kẻo tiền mất tật mang.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật