Những kiểu làm đẹp đáng sợ mà có thể để lại những nguy hiểm về sau

Tuy phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để làm đẹp bằng dao kéo nhưng nhiều người lại không hề biết đến những hiểm họa về sau.

Ngày nay, việc phụ nữ đi phẫu thuật thẩm mỹ đã là “chuyện thường ngày”, tuy phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để “mua” sắc đẹp bằng dao kéo nhưng nhiều người lại không hề biết đến những hiểm họa về sau. Mới đây, Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ đã buộc phải lên tiếng cảnh báo phụ nữ nên tuyệt đối tránh các loại phẫu thuật thẩm mỹ nguy hiểm. 

Làm tan mỡ bằng hóa chất: Trong kỹ thuật này, người ta tiêm vào cơ thể một hợp chất, giúp hòa tan các khối mỡ dày quanh bụng, mông, đùi, cằm... Tuy nhiên, theo tiến sĩ Malcolm Roth, Giám đốc phẫu thuật tạo hình tại Trung tâm Y tế Maimondes ở Brooklyn, New York, các hóa chất này gây nguy hại cho cơ thể về lâu về dài vì sau một thời gian, các phản ứng phụ sẽ xảy ra như đau sưng, đóng hòn tại khu phẫu thuật do hóa chất không tan trong lớp mỡ, thậm chí một số trường hợp bị loét da, gây biến đổi bất thường cho cơ thể. Ngoài ra, hầu hết các bác sĩ thực hiện kỹ thuật này đều không được đào tạo bài bản.

Bơm ngực: Theo cách làm truyền thống, ngực được làm đầy bằng các chất béo lấy từ các bộ phận khác của cơ thể như mông, bụng, đùi... Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật tạo hình Mỹ chỉ ra rằng cách làm này rất nguy hiểm vì nguy cơ khối mỡ cấy vào bị vôi hóa, tạo ra những khối sẹo lớn trong mô ngực dễ che khuất các khối u vú. Chưa kể khi tiêm các chất béo không mong muốn vào thì nhiều mô của ngực bị tổn thương, thậm chí còn tạo ra tình trạng giết chết hàng loạt tế bào ngực, lâu ngày có nguy cơ ung thư Thời gian gần đây, các nhà phẫu thuật còn sử dụng một loại hóa chất có tên gọi là macrolane để bơm thẳng vào ngực. Phải tốn tới 4.000 USD cho cách làm đẹp ngực đó, nhưng người phụ nữ lại còn rước thêm nguy cơ mất khả năng miễn dịch của ngực và khả năng chống chọi lại bệnh ung thư vú.

Nâng ngực: Phương pháp này giúp bộ ngực cao lên và trở nên gọn hơn. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân luôn phải đối mặt với các bệnh viêm nhiễm và sự mất cân bằng trong quá trình phát triển của ngực.

Phẫu thuật kéo dài chân: Trong kỹ thuật này, người ta phải làm gãy cả hai chân, sau đó dùng các vít và nẹp sắt, từ từ kéo xương ra. Suốt quá trình kéo dài vài tháng đến cả năm này, bệnh nhân vô cùng đau đớn và dễ gặp biến chứng. Các bác sĩ khuyến cáo nên tránh xa nếu bạn coi đó là cách làm đẹp.

Cấy làm nở mông: Để mông được to, tròn, bệnh nhân thường được cấy các miếng silicon cứng hay bơm chất silicone gel hoặc là chất saline, độn dưới cơ của mông sau đó khâu lại. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc tai biến khá cao, trong đó có nguy cơ nhiễm trùng viêm nhiễm khu vực hậu môn rất nguy hiểm. Ngoài ra, khu vực cấy ghép cũng là cái nôi cho các mầm bệnh phát triển.

Thẩm mỹ mặt: Tiến sĩ Gregory H. Branham, trợ lý giáo sư và là Trưởng khoa Phẫu thuật tái tạo và tạo hình mặt ở Đại học Washington tại Saint Louis cho biết, ông từng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân muốn sửa lại các trục trặc trên mặt do những lần phẫu thuật trước như hút mỡ mặt, gọt cằm, gọt mặt, độn cằm, lột da mặt bằng laser CO2

Mặt có thể bị cứng đờ, thiếu hụt xương khiến khuôn mặt mất cân đối. Nếu làm càng nhiều thủ thuật trên cùng một gương mặt thì khả năng mặt bị biến dạng, sưng phồng hoặc trên mặt xuất hiện những hố sâu “kinh dị” với làn da đỏ ửng, bong tróc, sần sùi là điều rất dễ xảy ra.

Căng da: Căng da mặt là cách làm đẹp phổ biến nhất của phụ nữ hiện nay. Các nhà phẫu thuật dùng các loại gel đặc biệt để bơm làm mọng môi hay cho da mặt căng ra, xóa đi các nếp nhăn (thường là collagen có chứa nhiều chất hyaluronic), thậm chí nhiều người đã không ngại chấp nhận bơm silicon lỏng hay aquamid. Ngay sau khi được đưa vào cơ thể, các hóa chất này có thể biến chứng, như bám chặt vào mô và có xu hướng “trôi giạt”, dẫn tới biến dạng bộ phận cấy, sau đó bóp méo sự sinh sôi của các tế bào, làm mất chức năng sinh lý tự nhiên của cơ thể.

Xăm, trổ: Nhiều cô gái thích xăm, trổ ở những vị trí nhạy cảm trên cơ thể và khi muốn tẩy các hình này đi họ sẽ phải chịu tổn thương các mô trên bề mặt da, đặc biệt là tại các vùng kín khóe mắt, môi... cho dù có thể xóa các vết xăm, nhưng những thủ thuật này rất dễ tạo điều kiện cho các bệnh viêm nhiễm phát triển.

Khuyến cáo chung: Không phải mọi bác sĩ đều được đào tạo cơ bản để thực hiện các loại phẫu thuật thẩm mỹ. Thực tế, nhiều người hành nghề mà chẳng có bằng cấp y khoa nào hoặc chuyên môn y khoa của họ hoàn toàn chẳng liên quan đến công việc họ đang làm và bạn sẽ biến mình thành nạn nhân nếu gặp phải những bác sĩ như vậy. Vì thế, đừng làm phẫu thuật nếu chưa tìm hiểu kỹ về vị bác sĩ mà mình phó thác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật