Các tác nhân chính gây bạn bị hôi miệng, khó khăn trong giao tiếp

Bạn đâu biết rằng trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen nhỏ cũng có thể khiến miệng bạn bị hôi.

Chắc hẳn bạn cũng đã có những lúc bị hôi miệng và điều này sẽ gây ra những tác hại tuy không lớn nhưng sẽ khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu còn bạn thì mất tự tin khi giao tiếp. Bạn đâu biết rằng trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen nhỏ cũng có thể khiến miệng bạn bị hôi.

Dưới đây là 6 nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến mà chúng ta ít khi để ý:

Lo lắng

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng lo lắng thì… liên quan gì đến hôi miệng Thực ra, chúng rất có liên quan bởi khi bạn lo lắng đồng nghĩa với tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, đổ mồ hôi tay… từ đó khiến khoang miệng bị khô và hơi thở có mùi.

Theo các chuyên gia y tế, bạn có thể hạn chế hoặc khắc phục vấn đề bằng cách uống nước hàng ngày, uống nhiều và chia thành ngụm nhỏ theo một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, bạn cũng nên tập thể dục chơi các trò chơi giải trí… để giảm bớt lo lắng.

Nghẹt mũi

Khi bạn bị nghẹt mũi việc duy trì nhịp thở như bình thường sẽ khó khăn hơn với bạn rất nhiều và lúc này, bắt buộc bạn phải thở bằng đường miệng nước bọt trong miệng có vai trò duy trì độ ẩm cũng như tiêu diệt vi khuẩn và nếu bạn thở, miệng sẽ khô đi, lượng nước bọt giảm, từ đó làm tăng vi khuẩn có mùi khiến bạn hôi miệng.

“Nạp” nhiều thức ăn ngọt

Bánh, kẹo… và những thức ăn đồ ngọt là tác nhân khiến bạn hôi miệng hàng đầu hiện nay. Nguyên nhân là do khi ăn, sẽ có một ít thức ăn bị giữ lại khoang miệng vi khuẩn sẽ bám theo chất ngọt và lây lan khắp khoang miệng và các kẽ răng Không chỉ gây hôi miệng, các chất ngọt này sẽ khiến bạn sâu răng và các bệnh răng miệng khác nếu sau khi ăn bạn không đánh răng sạch sẽ.

Sử dụng nước súc miệng

Theo những lời quảng cáo nước súc miệng sẽ khiến “hơi thở thơm mát”, tuy nhiên theo các chuyên gia về răng miệng, nước súc miệng có thể khiến miệng chúng ta dễ bị hôi hơn.

Vấn đề này được các chuyên gia giải thích rằng lượng cồn và chất kháng khuẩn (chiếm 27%) trong nước súc miệng ban đầu có thể làm sạch khoang miệng nhưng chỉ trong thời gian ngắn (khoảng 1 giờ). Sau đó, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở mạnh hơn và khiến hơi thở có mùi.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng thậm chí một số loại nước súc miệng còn có thể gây ra các vấn đề răng miệng nếu sử dụng lâu dài.

Thức ăn chứa nhiều protein

Các thực phẩm như trứng sữa các loại hạt hải sản… chứa hàm lượng protein cao và nếu chỉ một phần nhỏ được “lưu” trong miệng, nó cũng sẽ khiến miệng có mùi nhanh chóng.

Vi khuẩn gram âm

Loại vi khuẩn này tồn tại phía bên dưới nướu răng và trong lưỡi, do đó rất khó bị làm sạch. Khi ở trong miệng, Vi khuẩn gram âm sẽ tiết ra một hợp chất sulfuric gây mùi hôi khó chịu. Cách để hạn chế loại vi khuẩn này là dùng chỉ nha khoa làm sạch lưỡi…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật