Những lưu ý khi chăm sóc trẻ đẻ non tháng các mẹ nên biết

Trẻ sinh non sẽ bị buồn ngủ hơn bình thường và có thể ngủ ngay trong lúc chúng đang ăn sữa.

Sinh non là khi trẻ được sinh ra trước khoảng 3 đến 6 tuần so với thông thường, hoặc giữa tuần 34 hay 36 trong kỳ mang thai của người mẹ. Trong sáu tuần cuối của thai kỳ trẻ thường sẽ tăng khoảng 200g mỗi tuần. Trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu và sức khỏe gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy, bạn cần có cách chăm sóc đặc biệt hơn.

Dưới đây là những điều bạn cần nắm vững và theo dõi khi chăm sóc trẻ sinh non

Ăn của trẻ: Vì trẻ sinh non nên hệ hô hấp chưa hoàn thiện và lực hút, mút của trẻ tương đối yếu nên bạn càng phải kiên nhẫn trong cách chăm sóc hơn. Trong vòng 2 – 3 ngày đầu về nhà, lượng sữa trong mỗi bữa ăn của trẻ nên duy trì như khi ở bệnh viện, chưa nên tăng ngay. Đợi đến khi trẻ thích nghi với môi trường sống ở nhà, bạn mới được tăng dần lượng sữa.

Sự thay đổi môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của dạ dày Vì vậy, nên chia nhỏ thời gian cho trẻ ăn, cụ thể: mỗi lần trẻ thực hiện động tác hút, mút sữa từ ti mẹ chỉ nên diễn ra trong khoảng 1 phút, trong đó thời gian thực sự để sữa chảy ra từ đầu ti mẹ vào khoang miệng trẻ kéo dài khoảng 10 giây, sau đó nên ngừng lại rồi mới cho trẻ mút sữa tiếp. Làm như vậy sẽ giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ nôn, trớ sữa và giảm áp lực lên cơ quan hô hấp.

Giấc ngủ của trẻ: Trẻ sinh non sẽ bị buồn ngủ hơn bình thường và có thể ngủ ngay trong lúc chúng đang ăn sữa. Khi đó, bạn cần đánh thức trẻ dậy sau 3 hay 4 tiếng để cho ăn. Khi trẻ ngủ, tốt nhất các mẹ nên đặt nằm thẳng lưng để trẻ nằm ở một tư thế thoải mái nhất.

Hô hấp của trẻ: Trẻ sinh non có thể gặp nhiều rủi ro mắc bệnh về đường hô hấp vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở hay có vấn đề gì về hô hấp, bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ Nhi để phòng trường hợp xấu hơn có thể xảy ra.

Nhiệt độ cho trẻ: Khi sinh non, cơ thể trẻ sẽ ‘hơi còi’ và khả năng điều chỉnh thân nhiệt sẽ kém hơn trẻ bình thường. Phòng cho trẻ sinh non cần thiết kế tránh gió và luôn ở nhiệt độ đủ ấm. Ngoài ra, bạn nên mặc cho trẻ của bạn nhiều hơn 1 lớp so với số quần áo mà bạn đang mặc, như vậy cơ thể trẻ sẽ luôn ở trong trạng thái tốt nhất. Trẻ sinh thiếu tháng thường rất mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh nên bạn phải đặc biệt chú ý đến việc duy trì độ ấm của cơ thể trẻ và sự ổn định của nhiệt độ nơi trẻ nằm. Làm như vậy cũng giúp trẻ hạn chế trường hợp bị ốm, bệnh.

Bệnh vàng da và các bệnh lây nhiễm khác: Trẻ sinh non có thể sẽ mắc bệnh vàng da một triệu chứng được gọi là tăng bilirubin huyết mà có thể dẫn tới hủy hoại hệ thống thần kinh rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bạn nên chắc chắn rằng trẻ đã được kiểm tra về bệnh này và cần được kiểm tra bất cứ khi nào da trẻ chuyển sang màu vàng hoặc ăn không tốt. Ngoài ra, trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và dễ mắc các bệnh lây nhiễm, do vậy bạn cần theo dõi thật kĩ.

Định kỳ đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để theo dõi, kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời (nếu có điều kiện thì đưa trẻ quay lại bệnh viện nơi trẻ sinh là tốt nhất). Tại bệnh viện thông thường các bác sỹ sẽ kiểm tra tim phổi hệ tiêu hóa khả năng nghe, bệnh vàng da và tiêm phòng cho trẻ.

Nên giữ liên lạc và trao đổi thường xuyên với bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho trẻ để có thể xin ý kiến tư vấn kịp thời khi cần thiết.

Tìm hiểu và nắm bắt một số kỹ năng sơ cứu: Cũng như sẵn sàng ứng phó với tình thế phải đưa trẻ đi cấp cứu tại bệnh viện khi xảy ra các hiện tượng sau: nôn co giật trên da có vết bầm tím…

Một số điều cần chú ý khác:

- Khi chơi đùa với trẻ nên sử dụng các động tác chậm rãi và nhẹ nhàng, không nên thường xuyên thay đổi đồ chơi và khung cảnh mới vì sẽ dễ gây ra các kích thích tâm lý không tốt cho trẻ.

- Cần đặc biệt lưu tâm đến phản ứng của trẻ, ví dụ như: trẻ quay đầu đi chỗ khác hoặc không chú ý khi bạn nói thì đó là tín hiệu ‘đủ’, bạn nên dừng chơi đùa với trẻ.

- Trẻ thường rất thích có tã lót quấn quanh người nên chất liệu may tã lót phải mềm mại và không gây kích ứng da trẻ.

- Đồ dùng trong phòng, trên giường trẻ không nên có màu sắc quá tươi hoặc phát sáng quá chói để tránh gây kích thích không tốt cho mắt trẻ.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang có kế hoạch có thai hay đang mang thai thì nên chú ý một số điều sau để tránh tình trạng sinh trẻ non:

- Không nên có thại lại quá sớm sau lần sinh trước.

- Nên mang thai trước 35 tuổi.

- Không nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để có bầu trừ một số trường hợp đặc biệt và cần bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng.

- Nếu lần sinh trước đó cũng là sinh non thì bạn cần chú ý và tham khảo ý kiến bác sĩ để theo dõi và đề phòng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật