Có bao nhiêu phương pháp đẻ không đau, bạn có biết?

Đẻ không đau hiện là một trong những phương pháp giúp vượt cạn an toàn và giảm thiểu đau đớn.

Có bao nhiêu phương pháp đẻ không đau?

Đau xảy ra trước sổ thai do các cơn co tử cung và sự căng giãn các tổ chức ở tầng sinh môn gây nên. Cảm giác đau đẻ bị chi phối bởi các dây thần kinh xuất phát từ tủy sống, đoạn từ ngực đến xương cùng. Chính vì vậy, người ta nghiên cứu ra rất nhiều phương pháp giúp đẻ không đau. Cụ thể như:

Các phương pháp không dùng thuốc: Chuyển động: xoay đổi tư thế nằm nghiêng, ngồi tựa vào ghế, ôm quả bóng to và lăn nhẹ theo bóng. Liệu pháp tâm lý: thư giãn, tập hít thở, xem phim, nghe nhạc; thôi miên; châm cứu; mát xa; đẻ trong nước ấm.

Các phương pháp dùng thuốc: Thường được dùng trong các BV có chuyên khoa sản, như: gây tê tủy sống; gây tê ngoài màng cứng.

Đẻ không đau hiện là một trong những phương pháp giúp vượt cạn

Đẻ không đau hiện là một trong những phương pháp giúp vượt cạn

Phương pháp nào được ứng dụng nhiều nhất?

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp vô cảm, được áp dụng để giảm đau trong chuyển dạ và được ứng dụng nhiều nhất tại các bệnh viện thuốc tê được tiêm vào khoang bao bọc quanh tủy sống gọi là khoang ngoài màng cứng. Thủ thuật này thực hiện trong điều kiện vô trùng. Trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ (BS) gây mê khám bệnh, sản phụ được truyền dịch nhằm tránh tụt huyết áp BS gây mê sẽ sát trùng vùng lưng sản phụ, sản phụ sẽ nằm hoặc ngồi, lưng cong ra sau, BS dùng kim tiêm chích vào khoang ngoài màng cứng, sau đó dùng một ống bằng chất dẻo nhỏ như sợi tóc gọi là catheter luồn vào khoang ngoài màng cứng. Catheter được nối với bơm tiêm điện chứa thuốc tê để bơm liên tục một lượng thuốc tê nhỏ và ổn định vừa đủ, giúp sản phụ vô cảm.

Gây tê ngoài màng cứng giúp sản phụ giảm đau khi sinh nở Có những sản phụ không còn cảm giác đau và cảm giác mắc rặn nên đôi khi việc rặn đẻ khó khăn. Tuy nhiên, đa số các sản phụ vẫn rặn bình thường dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Gây tê ngoài màng cứng không làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai

Đẻ không đau có rủi ro không?

Như những thủ thuật khác, gây tê ngoài màng cứng cũng tiềm ẩn những rủi ro, biến chứng với tỷ lệ nhất định. Cụ thể:

- Thuốc gây tê có thể gây giãn mạch, tụt huyết áp và thậm chí có thể ảnh hưởng lượng máu cung cấp cho trẻ.

- Một số sản phụ bị mệt khó thở

- Một số trường hợp bị đau đầu đau lưng vài ngày sau sinh.

- Xuất huyết trong khoang ngoài màng cứng, máu tụ khoang ngoài màng cứng, có thể để lại di chứng thần kinh về sau. Tuy nhiên, biến chứng này ít gặp (tỷ lệ khoảng 0,4%).

- Nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng.

Vì vậy, đối với những trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro cao, không nên áp dụng thủ thuật này, khi đó gọi là chống chỉ định.
Những chống chỉ định gây tê ngoài màng cứng gồm: dị ứng với thuốc tê nhóm amide, tụt huyết áp nặng chưa điều chỉnh được, đang dùng thuốc chống đông máu viêm cấp tính nhiễm trùng huyết, bệnh lý thần kinh-tủy sống, bệnh cột sống (lao, u bướu…), nhiễm trùng vùng da lưng, bệnh lý về máu.

TS-BS Thu Hà lưu ý, các sản phụ nên chuẩn bị kiến thức về chuyển dạ và cách thức để vượt cạn nhẹ nhàng và an toàn. Khi bắt đầu chuyển dạ, nếu đã áp dụng các cách như hít thở, thay đổi tư thế, thư giãn... mà vẫn thấy đau thì còn một phương cách nữa là gây tê ngoài màng cứng. Tuy nhiên, phương pháp này phải được thực hiện tại các cơ sở sản khoa lớn với các BS có trình độ chuyên môn để theo dõi được thường xuyên tim thai, cơn co qua máy monitor...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật