Sự thật ngã ngửa về biến chứng hậu triệt sản mà không phải ai cũng biết

Phẫu thuật triệt sản rất nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc bệnh lý sản khoa hoặc bị bệnh tim mạch.

Dư luận những ngày gần đây đang rúng động vì trường hợp của ít nhất 8 phụ nữ tử vong sau khi làm phẫu thuật triệt sản tại Ấn Độ. 

Phẫu thuật triệt sản nghe có vẻ đơn giản hơn nhiều so với các loại phẫu thuật khác nhưng thực sự không hề đơn giản. Đa số chúng ta còn hiểu biết hạn chế về loại phẫu thuật này, đặc biệt là những nguy cơ tiềm ẩn khi thực hiện thủ thuật. Bài viết này sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn rõ nét hơn về những biến chứng tiềm ẩn khi phẫu thuật triệt sản.

Phẫu thuật triệt sản nữ là gì?

Một số trường hợp tai biến hiếm gặp như tổn thương tử cung, ruột, bàng quang (Ảnh minh họa: Internet)

Một số trường hợp tai biến hiếm gặp như tổn thương tử cung, ruột, bàng quang (Ảnh minh họa: Internet)

Phẫu thuật triệt sản nữ là sử dụng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung để tránh thai Đây là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu quả rất cao (trên 99%). Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn biện pháp này. Thủ thuật này không khó, tuy nhiên chỉ đối với bác sĩ chuyên khoa. Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật không thành công có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Tai biến có thể xảy ra khi thực hiện phẫu thuật là gì?

Nếu thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở y tế không được trang bị đầy đủ điều kiện, thiết bị và bác sĩ tay nghề thấp, không được đào tạo chuyên sau về triệt sản nữ, không tuân thủ quy trình phẫu thuật chặt chẽ có thể gây ra biến chứng cho bệnh nhân.

Những tai biến và biến chứng dễ gặp nhất ở các bệnh nhân thực hiện phẫu thuật là chảy máu ổ bụng nhiễm trùng vùng chậu viêm phúc mạc hình thành khối máu tụ, chảy máu và nhiễm trùng vết mổ

Một số trường hợp tai biến hiếm gặp như tổn thương tử cung, ruột bàng quang

Trường hợp triệt sản thất bại có thể khiến có thai ngoài tử cung

Đặc biệt, các trường hợp trên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu của biến chứng sau triệt sản là gì?

Phẫu thuật triệt sản rất nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc bệnh lý sản khoa hoặc bị bệnh tim mạch...

Phẫu thuật triệt sản rất nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc bệnh lý sản khoa hoặc bị bệnh tim mạch... 

Sau khi triệt sản, nữ bệnh nhân cần nằm tại bệnh viện để theo dõi tình trạng toàn thân, mạch huyết áp nhịp thở tại bệnh viện ít nhất 1 ngày.

Nếu đối tượng xuất hiện những dấu hiệu như sốt đau bụng không giảm, chảy máu, chảy mủ vết mổ, sưng vùng mổ... cần phải đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Những trường hợp nào không nên phẫu thuật triệt sản?

Nhiều đối tượng không đủ điều kiện sức khỏe mà vẫn được thực hiện phẫu thuật có thể gây biến chứng, thậm chí là tử vong. Nếu bạn thuộc những trường hợp sau đây, tốt nhất hãy loại bỏ biện pháp này.

- Bệnh lý sản khoa (đã từng hoặc đang bị) như: viêm vùng chậu khi mang thai ung thư vú u xơ tử cung phẫu thuật vùng chậu hoặc bụng dưới.

- Bệnh lý tim mạch như: Tăng huyết áp (140/90 - 159/99 mmHg); đã từng bị đột quỵ hoặc bệnh tim không biến chứng.

- Bệnh mạn tính như: Động kinh tiểu đường chưa có biến chứng; suy giáp; xơ  gan còn bù, u gan; thiếu máu thiếu sắt mức độ vừa (hemoglobin 7-10 g/dl); bệnh hồng cầu hình liềm; thalassemia; bệnh thận; thoát vị cơ hoành; suy dinh dưỡng nặng; béo phì; trầm cảm hoặc còn trẻ.

Ngoài ra, các trường hợp như có thai, trong thời gian hậu sản; biến chứng sau sinh như nhiễm khuẩn chảy máu ứ máu trong buồng tử cung; thiếu máu trầm trọng; ung thư vùng chậu... cần được xem xét và điều trị đến khi đủ điều kiện về sức khỏe mới được thực hiện phẫu thuật để tránh tai biến xảy ra.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật