Phòng và trị bệnh tay chân miệng thế nào cho đúng? Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là những biện pháp phòng ngừa tay chân miệng.

Câu hỏi: Xin các bác sĩ tư vấn về cách phòng, trị bệnh tay ,chân,miệng. Cảm ơn nhiều!

Trả lời:

Chào bạn,

Bệnh tay chân miệng (Hand, food and mouth disease, viết tắt là HFMD) là bệnh truyền nhiễm do nhóm vi-rút đường ruột bao gồm Coxsackievi-rút A16 (CA16) và Enterovi-rút 71 (EV71) gây ra. Nhiễm vi-rút RV71 là mối quan tâm đặc biệt hơn vì thường gây các triệu chứng nặng nề hơn và có thể gây tử vongtrẻ em

Bệnh này gặp nhiều ở các nước vùng Tây thái Bình Dương như Nhật, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, và có xu hướng gia tăng trong khu vực nếu như không có các biện pháp can thiệp hiệu quả.

Tại Việt Nam, lúc đầu bệnh chỉ xảy ra ở một số tỉnh thành phía Nam, đến nay bệnh đã được ghi nhận ở 62 tỉnh thành phố, và tỷ lệ gặp chủ yếu ở cá cháu bé dưới 5 tuổi (trong độ tuổi đi nhà trẻ), bệnh ít gặp hơn ở trẻ lớn và người lớn.

Bệnh lây truyền cho trẻ qua đường tiêu hóa do trẻ vệ sinh kém, nguồn lây chính là từ nước bọt phỏng nước và phân trẻ em nhiễm bệnh Bệnh có thể gặp rải rác quanh năm nhưng thường gặp nhiều từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Các yếu tố như sinh hoạt tập thể, trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các nguy cơ lây truyền đặc biệt khi có dịch xảy ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương trên da niêm mạc miệng với các phỏng nước ở các trí đặc biệt như lòng bàn chân, lòng bàn tay niêm mạc miệng, mông, đầu gối.

Thời gian các nốt phỏng tồn tại ngắn, thường trong khoảng 7 ngày, sau đó để lại vết thâm rất ít khi có loét và bội nhiễm Bệnh có thể gây các biến chứng nặng đe dọa tính mạng như viêm não, màng não viêm cơ tim phù phổi cấp, trụy tim mạch .

Cách điều trị bệnh:

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm). Với các thể bệnh nhẹ có thể điều trị ngoại trú, tái khám 1 - 2 ngày một lần trong 8 - 10 ngày đầu của bệnh, khi trẻ có sốt cần đưa trẻ đi khám hàng ngày cho đến khi hết sốt.

Thuốc hạ sốt sử dụng Paracetamol với 10mg/kg cân nặng sau mỗi 6 giờ. Theo dõi liên tục, phát hiện sớm và điều trị biến chứng, vệ sinh cơ thể và răng miệng sạch sẽ. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn bú, với trẻ lớn hơn thực hiện chế độ ăn lỏng, dễ hấp thụ, giàu dinh dưỡng ăn ít một, nhiều bữa.

Cần cho trẻ nhập viện điều trị ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau đây:

+ Sốt cao ≥ 39 độ C, thở nhanh khó thở

+ Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ nôn nhiều.

+ Đi loạng choạng.

+ Da nổi vân tím, vã mồ hôi tay chân lạnh.

+ Co giật hôn mê

Cách phòng bệnh:

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.

- Áp dụng các biện pháp vệ sinh sạh sẽ, rửa tay bằng xà pòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh không để cho trẻ nhỏ ngậm tay, mút tay.

- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng trong nhà.

- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác, cần chú ý với các nơi công cộng, tập trung đông người như nhà trẻ và trường học.

- Cách ly trẻ mắc bệnh tại nhà. Không đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 - 14 ngày đầu của bệnh.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật