Tác dụng phụ của glucocorticoid có thể gây loét dạ dày

Tôi năm nay 32 tuổi, bị viêm đa khớp dạng thấp vài năm nay, do vậy phải thường xuyên dùng glucocorticoid đường uống. Xin bác sĩ cho biết các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra?

Vũ Thị Hơn (Đà Nẵng)

Glucocorticoid (GC) để đạt được hiệu quả điều trị thì liều dùng phải cao hơn nồng độ sinh lý rất nhiều, tuy nhiên khi dùng liều cao và kéo dài, nếu sử dụng không đúng cách sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Sau đây là một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng đường toàn thân:

Loãng xương: Ở liều sinh lý GC có tác dụng tích cực trên chuyển hóa calci và xương, nhưng ở liều điều trị và dùng kéo dài sẽ gây mất xương. Người già và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao. Tất cả xương đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là xương sườn và xương sống. Để giảm thiểu tai biến gãy xương do GC nên giảm liều đến mức thấp nhất nếu có thể và giảm thời gian sử dụng thuốc Thay đổi nếp sống, bỏ thuốc lá tránh uống nhiều rượu không khiêng vác nặng tập thể dục đều đặn (30-60phút/ngày). Bổ sung calci vitamin D liều phù hợp trong thời gian dùng thuốc Điều trị thay thế estrogen cho phụ nữ sau mãn kinh nếu không có chống chỉ định. Trong trường hợp loãng xương có thể điều trị bằng calcitonin và bisphosphat. Nên theo dõi tỷ trọng xương cho tất cả các bệnh nhân sau 6 tháng sử dụng GC.

Suy vỏ thượng thận do thuốc: Yếu tố quan trọng nhất gây suy vỏ thượng thận là thời gian điều trị. Chia nhỏ liều (3-4 lần/ngày) gây suy vỏ thượng thận hơn dùng liều duy nhất. Dùng thuốc buổi sáng ít gây suy vỏ thượng thận hơn lúc đi ngủ. Vì vậy, dù dùng liều thấp nhưng kéo dài nhiều tháng vẫn phải giảm liều trước khi ngưng điều trị. Sự giảm liều đột ngột hoặc giảm liều quá nhanh sẽ làm cho bệnh nhân mệt mỏi buồn nôn ói mửa chán ăn đột quỵ đau đầu đau khớp hạ huyết áp hạ đường huyết làm trầm trọng thêm bệnh qua trung gian miễn dịch

Loét dạ dày tá tràng: Bệnh loét dạ dày tá tràng ít liên quan đến GC, nhưng khi phối hợp với kháng viêm không steroid thì tai biến cao hơn. Vì vậy, không cần phải phòng ngừa bằng kháng histamin

Ngoài ra còn có các tác dụng không mong muốn khác như phù, tăng huyết áp chậm liền vết thương, dễ nhiễm khuẩn tăng đường máu hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường nhược cơ mỏi cơ, teo cơ... Vì vậy, các thuốc GC dùng toàn thân không được dùng cho bệnh nhân nhiễm nấm nhiễm virut, mẫn cảm với thuốc, loét dạ tá tràng; thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp loãng xương đái tháo đường và nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật