Trẻ béo phì và thuốc giảm cân chúng liên quan đến nhau như thế nào?

Ở nước ta chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng ở Trung Quốc, Canada, Nhật Bản thì cứ sau 15 năm, tỷ lệ béo phì ở trẻ em tăng gấp đôi. Chính các trẻ này thường mắc sớm các bệnh người lớn như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch. Vậy khi trẻ em bị béo phì có nên dùng thuốc giảm béo?

Ở trẻ béo phì xảy ra trong thời kỳ sinh trưởng phát dục. Trước hết, cần điều chỉnh chế độ ăn uống như hạn chế một phần việc hấp thu song phải đảm bảo đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển của trẻ, tránh hạn chế năng lượng một cách cực đoan.

Cụ thể: không áp dụng chế độ ăn khống chế năng lượng mà chỉ điều chỉnh một số thành phần thức ăn như ăn ít thức ăn có nhiều chất béo không no như thịt mỡ, tăng thêm vừa phải thức ăn chứa albumin từ đậu, thịt nạc.

Ăn ít thức ăn ngọt (bánh kẹo), song không kiêng tuyệt đối (vẫn có thể ăn ít, ăn loại có độ ngọt thấp). Không cho trẻ ăn quá ít chất bột, đường (sẽ đói, không đủ năng lượng hoạt động thể lực thiếu glucose cho hoạt động trí não học tập sẽ khó khăn sút kém).

Ngoài ra, trẻ cần vận động bắt đầu từ tập nhẹ, ít sang tập mức độ trung bình, vừa phải như đi bộ, chạy bộ, bơi, chèo thuyền, đạp xe với tốc độ, thời gian thích hợp. Nên cho trẻ tập phối hợp một số môn song cần tập cho trẻ tính kiên trì khi theo đuổi môn đã chọn để có kết quả ổn định. Kết hợp với các hoạt động bình thường của trẻ như quét nhà, dọn dẹp, rửa dụng cụ cá nhân, đi lại, vui chơi... vì những hoạt động này góp phần giảm năng lượng đáng kể, tạo thói quen hoạt động, tránh trì trệ.

Về dùng thuốc chỉ dùng thuốc cho trẻ trên 12 tuổi trong các trường hợp: Trẻ có  trị  số  BMI có trị  số  lớn hơn 2 đơn vị so với trị số  BMI chuẩn xác định bị béo phì (nói dễ hiểu là nếu trẻ mới chớm vào ngưỡng trị số chuẩn thì chưa dùng thuốc ngay). Trẻ bị một trong các tình trạng hay triệu chứng sau: bị kháng insulin giảm dung nạp glucose viêm gan nhiễm mỡ, cường androgen buồng trứng tiền sử gia  đình có bệnh tiểu đường nhồi máu cơ tim đột quỵ sau 12 tháng chế độ ăn luyện tập không  đáp ứng.

Thuốc được FDA chấp nhận dùng cho trẻ béo phì từ 12 tuổi trở lên là orlistat. Do có tác dụng gắn kết với enzym lipase trong dịch tiết dạ dày ruột, ngăn cản sự thủy phân chất béo thành acid tự do (loại hấp thu được), nên thuốc làm giảm hấp thu khoảng 30% lượng chất béo ăn vào, từ đó sẽ làm giảm được tốc độ tăng cân giảm huyết áp giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (LDL-C), kiểm soát được insulin huyết đường huyết tránh cho trẻ bị các “bệnh của người lớn”.

Tuy nhiên thuốc có thể gây đầy hơi, không kiểm soát được đại tiện và gây tổn thương gan nặng nên tháng 5/2010, FDA đã yêu cầu nhà sản xuất phải ghi lên nhãn cảnh báo tác dụng phụ gây tổn thương gan này.

Không dùng thuốc của người lớn (như phentermin, phendimetrazin, benzphetamin, diethylpropin ) cho trẻ em vì một số thuốc này đã có thử nghiệm dùng cho trẻ em đều gây bất lợi về tim mạch.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật