Khi vợ đang mang thai, đây là những điều anh chồng nào cũng cần phải biết

Dưới đây là giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất của những người sắp thành "bố trẻ con".

1. Tại sao phải luôn “bên cạnh” vợ mình khi cô ấy có thai?

Phụ nữ mang thai có người quan tâm, lo lắng, chăm sóc sẽ có khuynh hướng sống tích cực hay tốt hơn, ít lo lắng trầm cảm hơn, từ đó bé sinh ra cũng khoẻ hơn, tỷ lệ sinh non trẻ nhẹ cân thấp hơn (đàn ông đúng là quan trọng thật). Bạn có thể tìm đọc những tài liệu hay đăng ký những khoá học tiền sản, cùng với cô ấy chọn những thói quen sống tốt.

Phụ nữ mang thai có người quan tâm, lo lắng, chăm sóc sẽ có khuynh hướng sống tích cực hay tốt hơn. (ảnh minh họa)

Phụ nữ mang thai có người quan tâm, lo lắng, chăm sóc sẽ có khuynh hướng sống tích cực hay tốt hơn. (ảnh minh họa)

2. Thai kỳ của cô ấy kéo dài trong bao lâu?

Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần – tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Thông thường, người ta chia thai kỳ thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng chừng 3 tháng.

3. Những gì cần lưu ý trong 3 tháng đầu?

Trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ có thai thường mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nhiều hơn, họ có thể bị nôn ói, thường vào buổi sáng. Giai đoạn này, họ cũng dễ thay đổi cảm xúc, buồn vui bất chợt. Họ có thể lo lắng cho giai đoạn mới của đời mình. Điều bạn cần làm là thông cảm, an ủi, lắng nghe…

4. Những gì cần lưu ý trong 3 tháng giữa thai kỳ?

Đây là khoảng thời gian khoẻ nhất trong suốt thời gian mang thai (khoảng tuần 14-27). Cô ấy thấy khoẻ hơn, giảm hay không còn nôn ói, cảm xúc cũng ổn định hơn. Đặc biệt, cô ấy có thể cảm nhận được cử động của bé. Bạn có thể nhờ cô ấy cho mình “hưởng ké” cảm xúc tuyệt vời khi con cử động, chòi đạp trong bụng. Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về những khoá học về sinh nở về chăm sóc trẻ sơ sinh… cùng cô ấy.

3 tháng giữa là khoảng thời gian khoẻ nhất trong suốt thời gian mang thai của người phụ nữ. (ảnh minh họa)

3 tháng giữa  là khoảng thời gian khoẻ nhất trong suốt thời gian mang thai của người phụ nữ. (ảnh minh họa)

5. Những gì cần lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ?

Cô ấy sẽ rất mệt mỏi rất khó chịu và nặng nề. Cô ấy khó ngủ đi đứng chậm chạp… Đây cũng là lúc bận rộn chuẩn bị cho sự chào đời của bé, nên có thể cô ấy lo lắng. Bạn nhớ lo lắng phụ cùng vợ. 

6. Tôi (và vợ tôi) cần làm gì trong suốt thai kỳ?

- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh đủ chất dinh dưỡng

- Giúp cô ấy có thêm thời gian nghỉ ngơi

- Tập thể dục cùng cô ấy

- Tránh những thứ gây hại: thuốc lá rượu…

Tất cả những điều này giúp bé khoẻ mạnh hơn, an toàn hơn.

7. Tôi hút thuốc được không?

Nếu bạn hút thuốc thì dù cô ấy không hút thuốc vẫn có thể nguy hiểm nếu hít khói thuốc của bạn. Nguy cơ cho bé nếu cô ấy chỉ hít khói thuốc: bé nhẹ cân nhiễm trùng hô hấp tổn thương phổi, thậm chí đột tử Vì vậy, đừng hút thuốc ở nhà, trong xe, những khi cô ấy cạnh bạn, nếu bạn bỏ luôn được càng tốt.

8. Khi vợ mang thai, hai vợ chồng có thể “gần gũi” được không?

Nhìn chung là có thể, tuy nhiên cần tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ theo dõi. Một số trường hợp có thể có nguy cơ ảnh hưởng thai như ra huyết âm đạo, nguy cơ sinh non… Xin lưu ý đôi khi cô ấy có thể không thoải mái khi quan hệ vợ chồng. Bạn cần hết sức từ tốn, nhẹ nhàng, và chọn lựa tư thế thích hợp.

9. Tôi làm gì để chuẩn bị cho việc sinh nở của cô ấy?

- Tìm hiểu các bệnh viện: phòng sinh của vợ, bạn có thể ở đâu khi chăm sóc cô ấy ăn uống thế nào; liệu bạn có thể chụp ảnh/quay phim khi cô ấy chuyển dạ hay mổ lấy thai; các dịch vụ chăm sóc, tiêm ngừa cho bé sơ sinh…

- Ghế cho bé sơ sinh nếu bạn tự đưa hai mẹ con về nhà sau khi sinh, cách tháo lắp ghế…

- Bạn cũng phải chăm lo cho mình sức khoẻ tốt, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm, học cách rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc bé. Mấy cái này ít ai để ý, cho là vụn vặt nhưng cực kỳ quan trọng.

Bố cũng cần chuẩn bị sẵn sàng kiến thức khi vợ sắp sinh con. (ảnh minh họa)

Bố cũng cần chuẩn bị sẵn sàng kiến thức khi vợ sắp sinh con. (ảnh minh họa)

10. Khi vợ chuyển dạ - sinh thì tôi có thể làm gì?

Khi mới bắt đầu chuyển dạ: đi bộ quãng ngắn (nếu bác sĩ cho phép), nói chuyện, giúp cô ấy thư giãn.

Khi cô ấy đau nhiều: động viên, khuyến khích cô ấy; giữa những cơn gò, nếu bạn được phép bên cạnh có thể xoa bóp nhẹ nhàng giúp cô ấy đễ chịu. Cố gắng bình tĩnh (dù hơi khó), nếu cô ấy vì đau đớn có chút “không phải” thì cũng hãy nhẹ nhàng động viên.

Nếu cô ấy mổ lấy thai và bạn không thể có mặt trong cuộc mổ thì cũng hãy trấn an mình rằng cô ấy được rất nhiều nhân viên y tế chăm sóc, lo lắng. Thông thường, sau mổ cô ấy cần thời gian hồi phục trong phòng hồi sức vài giờ, bạn sẽ được gặp bé (trừ một số trường hợp bé cần săn sóc đặc biệt sau sinh).

11. Sau sinh thường/ sinh mổ bao lâu thì tôi có thể đưa vợ con về nhà?

- Nếu sinh thường: sau 1-2 ngày.

- Nếu sanh mổ: lâu hơn, khoảng 3-5 ngày.

12. Làm sao biết vợ tôi có bị trầm cảm sau sinh hay không?

Trầm cảm thường xuất hiện khoảng 1 tuần sau sinh. Để ý xem vợ bạn có những dấu hiệu trầm cảm sau đây hay không: buồn bã, lo lắng kéo dài, cảm thấy bản thân vô dụng, không tha thiết chăm sóc bé và bản thân cô ấy, ăn uống thay đổi (quá nhiều hay quá ít..), sợ phải một mình khi chăm sóc bé… Nếu căng thẳng lo âu kéo dài > 1 tuần, bạn nên cùng cô ấy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Nếu vợ bạn thường xuyên căng thẳng, lo âu kéo dài > 1 tuần, bạn nên cùng cô ấy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Nếu vợ bạn thường xuyên căng thẳng, lo âu kéo dài > 1 tuần, bạn nên cùng cô ấy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

13. Khi vợ cho bé bú, tôi có thể giúp đỡ gì không?

Có chứ, ngay cả khi bé bú mẹ thì bạn có thể hỗ trợ nhiều:

- Bế bé sau khi bé bú xong

- Vỗ nhẹ lưng hay ru bé sau khi em bé bú xong

- Cho bé bú nếu mẹ vắt sữa ra bình.

14. Sau sinh bao lâu thì tôi lại có thể “gần gũi” cô ấy?

Tuỳ vợ chồng bạn, bác sĩ khuyên khoảng 6 tuần vì sau thời gian này cơ thể cô ấy mới hồi phục. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, có thể cô ấy không thể hay không muốn việc này, do vậy, bạn hãy để cô ấy quyết định khi cô ấy đã sẵn sàng. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật