Thai nhi 3 tuần tuổi - Những điều mẹ cần biết và chú ý khi mang thai tuần thứ 3
4 món ăn an thai tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong bụng
Mẹ bầu thấy 5 dấu hiệu này thai nhi đang kêu cứu cần đi gặp bác sĩ ngay nhé
1. Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi
Bắt đầu tuần thứ 3 này trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào gọi là túi phôi, là một chỗ hõm có chứa dịch lỏng. Lúc này, phôi bám vào thành tử cung còn gọi là niêm mạc tử cung. Nếu phôi dâu bám thành công thì thai nhi sẽ bắt đầu phát triển và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ chỗ bám này. Tại vị trí mà phôi dâu bám vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành nhau thai (còn gọi là rau hoặc nhau thai).
Thai nhi tuần thứ 3
Ở tuần 3 này, phôi thai nhỏ cỡ một hạt cam hay đầu ngón tay, và có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm. Em bé trông giống như một con nòng nọc với một quả tim thô sơ đã bắt đầu các nhịp đập đưa máu lưu thông khắp cơ thể bé nhỏ. Ở giai đoạn này, đôi khi bạn cũng có thể nhìn thấy hình ảnh quả tim đang đập trên màn hình siêu âm. Lúc này, siêu âm âm đạo sẽ có thể cho nhiều chi tiết hơn so với siêu âm bụng.
Mặc dù trái tim lúc này trông không giống như một quả tim hoàn chỉnh với 4 ngăn, nhưng các ống tuýp hiện tại quả thật là đang thực hiện một công việc hoàn hảo.
Não bộ và tủy sống của bé đang hình thành nhưng vẫn còn mở.
2. Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thứ 3
Sang tuần thứ 3, phôi dâu sẽ bắt đầu tiết ra hoóc môn để cơ thể bạn không giải phóng tế bào niêm mạc và các mô trong tử cung của bạn, khiến cho bạn không thấy kinh nguyệt nữa. Trong tuần thứ 3 của thai kỳ bạn sẽ không thấy cơ thể mình có sự thay đổi nhiều, thậm chí nhiều phụ nữ còn chưa biết mình đã mang thai
3. Lời khuyên cho bà bầu ở tuần 3 này
Mỗi ngày, bạn hãy nhớ uống vitamin bổ sung cho thai kỳ. Tuần thứ 3 là tuần mà ống thần kinh (não và tủy sống) của bé còn mở nhưng nó sẽ đóng vào tuần tới.
Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào trừ khi nó hết sức cần thiết, và bạn đã được sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Một số loại thuốc có hại cho sự phát triển của phôi thai.
Cố gắng nghỉ ngơi khi có thể. Bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào giai đoạn này và cách tốt nhất để đối phó là đi ngủ, và nếu được thì cố gắng thư giãn.
Giai đoạn này cơ thể bạn bắt đầu có những thay đổi đột ngột và điều này có thể là một thời điểm tuyệt vời. Nhớ đừng quên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Hãy tận hưởng niềm vui làm mẹ
- Mẹ bầu cho con nghe nhạc là tốt nhưng mắc 4 sai lầm này thì... (Thứ bảy, 13:13:05 16/01/2021)
- ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Những xét nghiệm làm tới trước khi sinh (Thứ năm, 10:15:06 21/02/2019)
- Có nên xoa bụng bầu thường xuyên hay không? (Thứ tư, 16:15:02 20/02/2019)
- Lưu ý khi mẹ bầu làm việc với máy tính tránh ảnh hưởng thai... (Thứ năm, 03:35:04 14/02/2019)
- Chửa ngực sẽ nhiều sữa: Bạn đã hoàn toàn nhầm to rồi đấy! (Thứ tư, 08:30:04 13/02/2019)
- Năm mới, khi gặp bà bầu tuyệt đối đừng nói 5 câu này! (Thứ Ba, 09:28:01 05/02/2019)
- Cách chăm sóc mẹ bầu sau khi thụ tinh ống nghiệm nên biết (Thứ sáu, 09:30:09 01/02/2019)
- Những "trợ thủ" đắc lực của mẹ bầu không thể... (Thứ năm, 08:20:02 31/01/2019)
- Những việc bà bầu nên làm để thai kỳ được khỏe mạnh, an... (Thứ sáu, 08:00:06 25/01/2019)
- Thai giáo bằng khứu giác cho thai nhi như thế nào? (Thứ bảy, 16:11:10 12/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023