4 lý do không nên chủ quan với cong vẹo cột sống để tránh hối tiếc
Hầu hết những người được chẩn đoán cong vẹo cột sống khi độ cong còn thấp đều khá thờ ơ vì chưa ý thức được những nguy hiểm tiềm tàng của nó. Tuy nhiên cần biết rằng khi góc Cobb càng tăng, đường cong trong xương sống của bạn càng tác động đến cuộc sống hằng ngày bằng nhiều cách khác nhau, sự chủ quan của bạn rất có thể dẫn đến nhiều hối tiếc về sau.
Lý do không nên chủ quan với cong vẹo cột sống
1. Làm thay đổi ngoại hình
Giai đoạn đầu, dấu hiệu của cong vẹo cột sống rất khó phát hiện. Đây cũng là lý do nhiều người không quan tâm đến bệnh tình của mình hay thậm chí không phát hiện mình mắc bệnh. Nhưng từ sau 25 độ, bệnh bắt đầu có ảnh hưởng rõ rệt đến ngoại hình. Cột sống xuất hiện đường cong bất thường; xương sườn một bên nhô ra so với bên còn lại; đầu và nửa thân trên nghiêng về một phía; hông, chân, thắt lưng mất cân bằng dẫn đến bước đi khập khiễng,… Độ cong càng tăng, các biểu hiện càng nghiêm trọng hơn.
2. Gây tâm lý tự ti, mặc cảm
Sự thay đổi về ngoại hình kéo theo hậu quả là bệnh nhân dễ sinh ra tâm lý tự ti, cảm thấy cơ thể của mình “không bình thường”, xấu xí, dị tật. Những thay đổi này thường ảnh hưởng nhiều nhất đến lứa tuổi vị thành niên vì ở tuổi này các em rất nhạy cảm về vẻ bề ngoài cộng thêm sự thiếu hiểu biết và trêu ghẹo từ bạn bè càng khiến các em thêm mặc cảm, rụt rè trong giao tiếp. Vì thế cha mẹ nên lưu ý tình trạng vẹo cột sống tác động thế nào đến tâm lý của trẻ và có sự can thiệp thích hợp.
3. Dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác
Nhiều bệnh nhân thấy đau mỏi lưng thường xuyên mặc dù chỉ bị vẹo nhẹ. Ở bệnh nhân lớn tuổi đau lưng có thể nghiêm trọng hơn, đi đứng khó khăn. Riêng với trẻ vị thành niên, bệnh cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống xương và chiều cao của các em. Bác sĩ Randell DuPraw – Chuyên gia Nắn chỉnh thần kinh cột sống tại phòng khám Maple Healthcare ở TP.HCM cho biết thêm: “Trường hợp cong vẹo cột sống nặng 40 – 50 độ trở lên, bệnh nhân còn có nguy cơ bị rối loạn hô hấp và nhịp tim khi cột sống cong nhiều làm lồng ngực ép vào phổi. Các biến chứng đe dọa đến mạng sống như thế này là vô cùng hiếm, nhưng chúng hoàn toàn có thể xảy ra.”
4. Ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc
Khi gặp những vấn đề về sức khỏe vừa nêu, người bị cong vẹo cột sống sẽ gặp không ít khó khăn trong cuộc sống Cảm giác đau mệt mỏi thường xuyên khiến họ không thể tập trung làm việc học tập Ngay cả những việc hàng ngày đơn giản như: nâng vác đồ vật, ngồi, đi đứng,… cũng có thể dẫn đến cảm giác không thoải mái đáng kể.
Điều trị bằng Trị liệu thần kinh cột sống được chứng minh làm giảm đau và độ cong
Với những tác hại mà cong vẹo cột sống mang lại, rõ ràng chứng bệnh này rất cần được hiểu đúng và điều trị kịp thời.
Hiện nay có một số phương pháp để điều trị vẹo cột sống như Trị liệu thần kinh cột sống, đeo đai cố định, phẫu thuật,… Trong đó, Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Chiropractic Medicine được thực hiên trên 28 bệnh nhân mắc chứng vẹo cột sống trong vòng 6 tháng. Các số liệu được ghi nhận vào lúc ban đầu, sau khi kết thúc điều trị và 24 tháng sau khi nghiên cứu. Khi thống kê lại, các nhà nghiên cứu thấy rằng Trị liệu thần kinh cột sống giúp bệnh nhân giảm mức độ đau cũng như cải thiện độ cong.
Quy trình điều trị cong vẹo cột sống bằng Trị liệu thần kinh cột sống bao gồm chẩn đoán qua hình ảnh X-quang, nắn chỉnh bằng tay giúp nhẹ nhàng điều chỉnh các sai lệch vật lý trị liệu giúp làm mềm các mô cơ vùng cột sống. Đồng thời, có thể kết hợp thêm đeo đai cố định đối với các trường hợp góc Cobb trên 25 độ hoặc bệnh nhân còn trong độ tuổi phát triển xương.
Ngoài các điều chỉnh tại phòng khám, cần phải tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Các bài tập vẹo cột sống bao gồm rèn luyện sự cân bằng, sức mạnh cơ bắp.
Với mong muốn mang phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống không dùng thuốc không phẫu thuật tiếp cận nhiều hơn những ai mắc bệnh đau xương khớp như: vẹo cột sống thoát vị đĩa đệm thoái hóa cột sống vẹo cột sống,…
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:06 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:03 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:00 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:08 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023