Bệnh giang mai là gì? Các con đường lây truyền bệnh giang mai.

1. Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một trong số các bệnh hoa liễu cổ điển và cũng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất bệnh giang mai xuất hiện từ khá lâu trong lịch sử của con người, theo các tài liệu y khoa cổ, bệnh giang mai được ghi nhận xuất hiện từ 400 năm trước và cho đến tận ngày nay bệnh vẫn còn rất phổ biến với số ca nhiễm thêm hàng năm vẫn cao. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên.

2. Vi khuẩn gây bệnh giang mai

Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai

Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai

Giang mai cũng là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Xoắn khuẩn giang mai (T. pallidum) là loại xoắn khuẩn có sức đề kháng rất yếu với môi trường ngoại cảnh, chúng chỉ sống được không quá vài giờ. Ở môi trường khô, chúng chết nhanh chóng, và ngược lại trong môi trường ẩm ướt, chúng có thể sống được vài chục phút. Xà phòng có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai trong vài phút.

3. Bệnh giang mai lây như thế nào?

Xoắn khuẩn giang mai sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể khi giao hợp không sử dụng các biện pháp an toàn (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da hay niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn

4. Bệnh giang mai lây qua đường nào?

  • Do quan hệ tình dục không an toàn với đối tác mang bệnh: Bởi bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nên con đường lây truyền bệnh nhanh và phổ biến nhất là thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình dương tính với xoắn khuẩn giang mai. Việc quan hệ tình dục ở đây tính cả các hình thức quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ qua đường miệng mà không bảo vệ.
  • Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ bị giang mai nhưng không biết mà vẫn mang thai hoặc trong khi đang mang thai lại bị mắc bệnh có nguy cơ cao lây truyền xoắn khuẩn giang mai sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối làm đứa trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Con đường lây nhiễm bệnh giang maiCác con đường lây nhiễm bệnh giang mai

  • Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy khi người nào đó vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể sẽ bị lây nhiễm bệnh.
  • Lây qua đường máu: Vô tình truyền máu của người bị giang mai cũng là nguyên nhân bệnh giang mai.
  • Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không? Ôm hôn, hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh cũng bị nhiễm bệnh giang mai, tuy nhiên tỉ lệ này khá thấp.
  • Một điều cần lưu ý là bệnh giang mai lây nhiễm mạnh nhất khi trong thời kì ủ bệnh, giai đoạn 1, 2 và giai đoạn tiềm ẩn. Còn khi bị bệnh giang mai giai đoạn cuối thì người bệnh không còn khả năng lây nhiễm bệnh này cho người xung quanh nữa.

 Vậy, bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Giang mai có thể chữa khỏi nhưng với điều kiện bệnh phải điều trị ngay từ giai đoạn đầu và khi mà xoắn khuẩn chưa ăn sâu, phá hủy lục phủ ngũ tạng hệ thần kinhtim mạch của người bệnh.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật