Bệnh viêm ruột thừa cấp là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách trị bệnh

Viêm ruột thừa cấp là bệnh gì?

Bệnh viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa một cơ quan nhỏ, hình ngón tay xuất phát từ đoạn đầu tiên của ruột già ở hố chậu phải. Mặc dù ruột thừa là một cơ quan không rõ chức năng là gì nhưng nó có thể trở thành một bệnh lý. Theo thống kê, bệnh là tình trạng thường gặp nhất trên thế giới và cần phải mổ.

Nếu như không được điều trị kịp thời, ruột thừa bị viêm có thể sẽ vỡ làm cho phân lan tràn vào ổ bụng gây nên tình trạng viêm phúc mạc đe dọa đến tính mạng, nhưng bệnh cũng có thể bị giới hạn lại và hình thành ổ áp xe

Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa

Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa

Triệu chứng phổ biến

Các biểu hiện hàng đầu ở bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp phải kể tới như:

- Khó chịu vùng quanh rốn (giai đoạn đầu của bệnh) sau đó cơn đau di chuyển xuống hố chậu phải

- Đau dữ dội ở khu trú và liên tục trong vài giờ

- Đau hơn khi xoay, thở mạnh ho hắt hơi đi lại hoặc bị đụng vào

- Táo bón và khó xì hơi, nhưng đôi khi lại có thể bị tiêu chảy

- Sốt cao kèm lạnh run có thể liên quan đến tình trạng ổ mủ ruột thừa

- Nhịp tim nhanh

- Bụng chướng (giai đoạn trễ)Đột ngột hết đau bụng sau khi xuất hiện các triệu chứng liên quan ruột thừa vỡ mũ, đây là tình trạng cần được cấp cứu

- Chán ăn

- Lưỡi dơ, hơi thở hôi

- Đi tiểu đau hoặc đi tiểu thường xuyên

- Tiểu ra máu

- Bụng chướng hơi nổi phồng lên (đặc biệt ở trẻ nhỏ).

Nguyên nhân của bệnh viêm ruột thừa cấp

- Nhiễm vi khuẩn nhưng nguyên nhân tại sao ruột thừa bị nhiễm khuẩn vẫn chưa rõ

- U phân, muối canxi hay sỏi phân hoặc khối u (hiếm) làm tắc nghẽn ruột thừa, dẫn đến viêm và nhiễm trùng đều gây viêm ruột thừa cấp.

- Sưng và viêm dẫn tới nhiễm trùng, tạo máu đông và làm vỡ ruột thừa. Tăng sản mô lympho có liên quan đến tình trạng viêm và nhiễm trùng như bệnh Crohn, sởi, nhiễm amip viêm ruột viêm đường hô hấp và bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.

Bệnh nhân cần tránh các hoạt động nặng

Bệnh nhân cần tránh các hoạt động nặng

Chế độ sinh hoạt khi bị viêm ruột thừa cấp

- Tránh các hoạt động nặng khi bị viêm ruột thừa cấp. Nếu mổ nội soi bạn nên tránh hoạt động trong 3-5 ngày. Nếu bạn mổ hở, nên tránh hoạt động trong 10-14 ngày. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ về việc tránh vận động nặng và khi nào quay trở lại hoạt động bình thường

- Bảo vệ bụng khi ho bằng cách đặt một cái gối trước bụng và đè mạnh vào khi ho, cười hoặc xoay trở để giảm đau

- Báo cho bác sĩ khi uống thuốc giảm đau nhưng cơn đau không giảm và vết thương chậm lành

 

- Bắt đầu đi từ từ và tăng dần cường độ sao cho bạn cảm thấy thoải mái. Bạn nên tập đi từng bước nhỏ

- Ngủ khi mệt vì cơ thể khỏe lên bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hơn, vì vậy bạn hãy đi ngủ và nghỉ ngơi

- Trao đổi với bác sĩ nếu bạn muốn quay trở lại công việc hay việc học. Bạn có thể quay trở lại công việc khi cảm thấy thoải mái. Trẻ em có thể đi học lại 1 tuần sau mổ, nhưng phải 2 đến 4 tuần sau mới được hoạt động nặng như tập gym hay chơi thể thao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật