Biến chứng nguy hiểm khi dùng insulin ở bệnh nhân tiểu đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người bệnh ĐTĐ có tình trạng kháng insulin khi phải dùng từ 80 - 125 đơn vị/24 giờ (thể nhẹ), 125 - 200 đơn vị/24 giờ (thể vừa), trên 200 đơn vị/24 giờ (thể nặng).
Phòng ngừa tình trạng kháng insulin: người bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn chọn insulin thích hợp để điều trị. Khi có tình trạng kháng insulin, các bác sĩ sẽ cho phối hợp insulin và sulphonylurea hoặc biguanid để hạn chế tình trạng này.
Ngoài ra còn có phương pháp truyền nhỏ giọt tĩnh mạch insulin từ 20 - 40 đơn vị hoặc sử dụng glucocorticoid. Riêng việc sử dụng glucocorticoid, phải theo dõi sát tác dụng phụ gây tăng đường huyết hay tác dụng phụ khác của glucocorticoid.
Người bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn, chọn insulin thích hợp để điều trị
Loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm insulin: một trong những biến chứng nặng khi điều trị bằng insulin hay gặp ở trẻ em cũng như phụ nữ Thường gặp là teo tổ chức mỡ dưới da chỗ tiêm. Nguyên nhân là có thể là do rối loạn dinh dưỡng thần kinh ở vùng tiêm do kích thích cơ học, lý sinh, nhiệt và do thủ thuật tiêm, hiện nay cũng chưa rõ cơ chế gây ra.
Loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm có thể xuất hiện 1 - 6 tháng sau khi tiêm. Tại chỗ tiêm, xuất hiện một vùng da lõm xuống, nặng hơn có thể mất hoàn toàn tổ chức mỡ dưới da ở một diện tích rộng.
Phòng ngừa: Do chưa rõ cơ chế, nên cũng chưa có biện pháp điều trị kết quả. Tuy nhiên, khuyến cáo nên luân phiên thay đổ chỗ tiêm và biện pháp chính. Khi có loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm, có thể điện phân tại chỗ bằng lidase.
Dị ứng với insulin: dị ứng nhanh: xuất hiện 15 - 30 phút sau khi tiêm insulin tại chỗ tiêm xuất hiện quầng màu hồng nhạt nổi mẩn mày đay.
Dị ứng chậm: xuất hiện sau 1 ngày, có khi lâu hơn với các triệu chứng thâm nhiễm chỗ tiêm.
Sốc phản vệ, nổi mề đay toàn thân ít gặp.
Nếu không có những dị ứng trên, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng như: mệt mỏi sốt nhẹ, ngứa đau trong khớp rối loạn tiêu hóa
Khi gặp dị ứng insulin phải ngừng thuốc thay bằng thuốc khác, cho uống chống dị ứng Trong trường hợp bắt buộc dùng insulin các bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ tiến hành giải mẫn cảm bằng insulin liều rất nhỏ rồi tăng dần, nếu giải mẫn cảm không thành công thì phải ngưng thuốc chích hoàn toàn.
Việc bác sĩ chỉ định sử dụng insulin cho người bệnh ĐTĐ đều tuân thủ theo phác đồ điều trị ĐTĐ cũng như những chỉ định đúng của việc sử dụng insulin. Khi chỉ định insulin chích cho người bệnh, bác sĩ sẽ giải thích lợi ích, cách tiêm, cách bảo quản thuốc những biến chứng của insulin, nhằm giúp người bệnh an tâm điều trị và không bỏ thuốc.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:05 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:07 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:02 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:00 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:03 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:09 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023