Các biện pháp xử lí khi bị chó cắn để không gây nhiễm trùng
Dịch tễ
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới, bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Ở các nước Đông Nam Á, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới. Từ năm 2004 đến nay bệnh dại tăng lên rõ rệt ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh/ thành phố. Từ năm 2004 đến nay, bệnh dại có chiều hướng tăng lên, tập trung ở các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Tây, Gia lai, Bến Tre, Bình Thuận.
Nguồn truyền bệnh
Ổ chứa vi-rút dại trong thiên nhiên như chó, mèo, chồn, cầy, dơi… Ở Việt Nam, chó là ổ chưa vi-rút dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo và các động vật khác.
Thời kỳ ủ bệnh
Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc kéo dài trên 1 năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi-rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
Thời kỳ lây truyền
Ở chó và mèo từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh. Theo tổ chức y tế thế giới, thời kỳ lây truyền bệnh của chó, mèo trong vòng 10 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy dơi và một số động vật hoang dã khác như chồn, đào thải vi-rút dại ít nhất là 8 ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài tới 18 ngày trước khi chết.
Phương thức lây truyền
Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương.
Khi đến thần kinh trung ương, vi-rút sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt Tại thời điểm này, thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế nhìn bề ngoài con vật vẫn bình thường nhưng nước bọt đã có vi-rút dại. Sau đó, vi-rút dại hủy hoại dần các tế bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh dại.
Các biện pháp xử lý khi bị chó, mèo cắn
- Xử lý vết thương; rửa ngay bằng xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn cồn Iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.
- Tiêm vắc-xin uốn ván và điều trị nhiễm khuẩn nếu cần.
- Bảo vệ bằng miễn dịch đặc hiệu: Dùng vắc-xin dại hoặc dùng cả vắc-xin và kháng huyết thanh dại để điều trị dự phòng theo tình trạng súc vật cắn, tình trạng vết cắn, tình trạng bệnh dại ở súc vật trong vùng. Không được lạm dụng trong sử dụng vắc-xin và huyết thanh kháng dại.
Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vắc-xin, kỹ thuật tiêm, bào quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh. Việc chỉ định tiêm vắc-xin dại phụ thuộc vào tình trạng vết thương và theo dõi con chó đó trong vòng 10 – 15 ngày:
- Vắc-xin dại: vắc-xin dại tế bào là tốt nhất, đây là vắc-xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Nước ta từ năm 1992 đã dùng vắc-xin dại tế bào veroab, có 2 phác đồ được tổ chức y tế thế giới đồng ý và khuyến cáo sử dụng:
Phác đồ tiêm bắp: 0,5 ml cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, 14, 28.
Phác đồ tiêm trong da: liều 0,1ml x 8 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0,3, 7 mỗi ngày tiêm 2 liều đơn vào 2 vị trí khác nhau của vùng cơ Delta, tiêm bắp ngày 28 và ngày 90 kể từ mũi thứ nhất, mỗi ngày 1 liều vào cơ Delta.
Tác dụng phụ của vắc-xin dại có thể gặp: có phản ứng toàn thân mệt mỏi khát nước đau đầu nhẹ. Những tác dụng phụ rất hiếm gặp khác như viêm não tủy dị ứng viêm đa dây nhần kinh.
Nếu con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại; vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ. Có nhiều vết cắn hiểm sâu. Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại thì bệnh nhân nên tiêm vắc-xin và thôi tiêm ngày thứ 10 nếu súc vật còn sống.
Nếu vết thương nhẹ, con chó vẫn khỏe mạnh, trong vùng không có súc vật bị dại thì nên theo dõi con chó trong vòng 10 – 14 ngày, nếu chó có biểu hiện của dại thì đi tiêm phòng ngay, còn nếu sau 14 ngày chó vẫn khỏe mạnh thì có thể yên tâm.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:04 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:01 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:05 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:08 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:02 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:07 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023