Cách điều trị giãn phế quản đúng cách để bệnh nhanh khỏi hơn

Điều trị giãn phế quản

Điều trị nội khoa

Dẫn lưu đờm mủ phế quản: hướng dẫn bệnh nhân cách ho khạc đờm và vỗ rung lồng ngực kết hợp với dẫn lưu theo tư thế.

Điều trị bội nhiễm phế quản

- Lựa chọn kháng sinh ban đầu, dùng đường uống hay đường tiêm tùy theo mức độ nhiễm trùng.

- Thay đổi kháng sinh dựa theo đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ nếu có.

- Thời gian dùng kháng sinh: tùy theo từng trường hợp điều trị giãn phế quản mà có thời gian dùng kháng sinh khác nhau. Thời gian dùng kháng sinh thông thường: 1 - 2 tuần. Những trường hợp giãn phế quản nặng vi khuẩn kháng thuốc: thường cần dùng kháng sinh dài ngày hơn, hoặc bội nhiễm do trực khuẩn mủ xanh, hoặc tụ cầu vàng: thời gian dùng kháng sinh có thể tới 3 tuần.

Trong điều trị giãn phế quản, nên sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Trong điều trị giãn phế quản, nên sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

+ Nếu có hội chứng xoang phế quản: Cho bệnh nhân uống erythromycine 10 mg/kg/ngày, chia 2 lần, kéo dài từ 6 - 24 tháng.

+ Không dùng đồng thời với theophyllin hoặc các thuốc cùng nhóm xanthin do nguy cơ gây rối loạn nhịp tim: xoắn đỉnh

Điều trị triệu chứng:

- thuốc giãn phế quản khi nghe phổi có ran rít, ran ngáy.

- Thở oxy trong đợt cấp khi có thiếu oxy máu.

- Uống đủ nước truyền dịch để làm loãng đờm.

Điều trị ho máu:

- ho ra máu nhẹ (lượng máu ho khạc < 50 ml/ngày): Nằm nghỉ, ăn lỏng dùng thuốc giảm ho an thần.

- Ho máu mức độ trung bình (lượng máu ho khạc 50-200 ml/ngày).

+ Transamin 250mg × 4 ống/ngày tiêm tĩnh mạch

Sử dụng transamin tiêm tĩnh mạch để điều trị giãn phế quản

Sử dụng transamin tiêm tĩnh mạch để điều trị giãn phế quản

morphine 0,01 g tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch (thận trọng khi có suy hô hấp mạn).

+ Dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn

- Ho ra máu nặng: lượng máu ho khạc 200 – 500 ml/ngày.

+ Chăm sóc chung, chỉ định dùng morphine, các thuốc co mạch, kháng sinh: như trên.

+ Truyền dịch, truyền máu bồi phụ khối lượng tuần hoàn.

- Ho máu rất nặng > 500 ml/ngày:

+ Các biện pháp điều trị như ho máu mức độ nặng.

+ Soi phế quản ống mềm: xác định vị trí chảy máu giải phóng máu đọng.

+ Chụp động mạch phế quản gây tắc động mạch phế quản nếu thấy hình ảnh búi phình, thông động mạch.

+ Đặt nội khí quản, hoặc mở khí quản để hút loại bỏ các cục máu đông gây bít tắc phế quản.

Đặt nội khí quản để loại bỏ máu đông

Đặt nội khí quản để loại bỏ máu đông

+ Bù khối lượng máu mất hoặc các chế phẩm cao phân tử.

- Phẫu thuật: chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp giãn phế quản khu trú; giãn phế quản có ho ra máu nặng hoặc ho ra máu tái phát.

Điều trị ngoại khoa

- Chỉ định:

+ Giãn phế quản khu trú một thùy, một bên phổi.

+ Ho ra máu nhiều lần.

+ Tắc do khối u

- Chống chỉ định:

+ Giãn phế quản thể lan toả.

+ Có triệu chứng của suy hô hấp mạn tính.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật