Chàm sữa ở trẻ em là bệnh gi? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh chàm sữa ở trẻ em là gì?

Hiện tượng chàm sữatrẻ em và trẻ sơ sinh hay còn gọi là bệnh eczema một dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi thuộc bệnh viêm da mạn tính không lây lan do ảnh hưởng bởi di truyền và cơ địa dị ứng Tổn thương xảy ra ở hai bên má.

Bệnh chàm sữa cấp tính: Có triệu chứng nổi hồng ban mụn nước bóng nước, rỉ dịch, đóng mày, ngứa dữ dội.

Bệnh chàm sữa mạn tính: Biểu hiện rát mảng da dày, khô, ráp, và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang – dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.

Bệnh chàm sữa bán cấp: Sang tổn thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Chàm sữa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây bệnh

- Các dị ứng nguyên (thức ăn sữa công thức không khí, thú nuôi...).

- Các chất kích ứng da như: Xà bông, bột giặt thuốc tẩy, vải len, khói thuốc

- Khí hậu nóng, lạnh hay khô.

- Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.

- Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.

- Tiền sử bản thân hay gia đình bệnh dị ứng.

- Các triệu chứng: ngứa, sốt, bệnh tái đi tái lại thuốc đã dùng.

Điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ em

Cách điều trị chàm sữa ở trẻ em và trẻ sơ sinh theo một số phương pháp sau:

- Giữ ẩm da

- Chống viêm

- Kiểm soát ngứa

- Kháng sinh: Khi nghi ngờ nhiễm trùng ưu tiên chọn có hoạt tính lên tụ cầu vàng 

- Trẻ bị chàm sữa cần tắm nước ấm, không quá hai lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút.

Vệ sinh thân thể cho trẻ

Vệ sinh thân thể cho trẻ 

- Dùng sữa tắm dịu, nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ

- Lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà mạnh lên da trẻ.

- Thoa chất giữ ẩm thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 - 4 lần.

- Không nên để trẻ tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm

- Tránh cào gãi cho trẻ: cắt ngắn móng tay móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.

- Nếu trẻ cào gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.

- Phòng nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.

- Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp.

- Về chế độ ăn uống cho trẻ: chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn, uống nhiều nước, vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

Phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh chàm sữa cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa. Cho trẻ ăn uống như bình thường, chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật