Động vật hoang dã gây nhiều bệnh nguy hiểm, bạn đã biết chưa?

Ăn phải thịt dúi bị bệnh xoắn khuẩn gây tổn thương não, viêm và xuất huyết khu trú tại tim, phổi; hoại tử ống thận...

Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) đã đưa ra những tư liệu và thống kê cho thấy, việc buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã tăng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ động vật sang người. Theo đó, 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã.

Bệnh dại từ dơi xuất hiện ở vùng Amazon khi nạn phá rừng, mở đường, săn bắt động vật diễn ra tại nơi đây. Vi-rút Marburg ở châu Âu bắt đầu lan truyền từ các nhân viên bị nhiễm bệnh phòng thí nghiệm Polio khi họ tiến hành thí nghiệm khoa học trên loài khỉ xanh châu Phi...

Các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ động vật hoang dã không chỉ lây truyền trong quá trình tiếp xúc trực tiếp khi săn bắt, vận chuyển và buôn bán, mà còn gây bệnh với những người tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh Nghiên cứu thống kê cho thấy, loài dúi được săn bắt và bán vào các nhà hàng thịt rừng làm nguyên liệu thực phẩm có thể gây bệnh cho thực khách.

Những bệnh tiêu biểu có thể mắc sau khi ăn phải thịt dúi bị bệnh như xoắn khuẩn: gây tổn thương não viêmxuất huyết khu trú tại tim và phổi, tổn thương mô và gan hoại tử ống thận dẫn tới suy thận cấp; bệnh Hantavi-rút: gây sốt cao đau đầu đau cơ hại phổi và thận; bệnh Sodoku: có thể gây viêm màng não viêm tim nội mạc viêm gan viêm mào tinh hoàn thiếu máu thậm chí gây tử vong; bệnh dịch hạch; bệnh Rickettsia...

Bên cạnh đó, việc sử dụng tùy tiện, không theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ đối với mật gấu sừng tê giác, cao hổ... đều có thể gây bệnh, tác hại khôn lường. Đã có trường hợp bệnh nhân bị liệt dương sau khi sử dụng bừa bãi sừng tê giác vì niềm tin có thể tăng cường sinh lực phái mạnh. Nhiều trường hợp tử vongsuy gan suy thận do uống quá nhiều rượu pha mật gấu.

Trước thực trạng trên, đại diện Bộ Y tế, Tổng cục Môi trường cùng các chuyên gia y dược đầu ngành sẽ kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng động vật hoang dã trong y học, đẩy mạnh nghiên cứu, điều chế các nguồn dược liệu thay thế, nâng cao trách nhiệm bảo tồn động vật, thực vật quý hiếm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật