Dùng thuốc điều trị trong bệnh viêm họng, viêm amidan cấp cho trẻ
Khi viêm họng, không nên tự ý dùng kháng sinh
Tại sao chúng ta hay bị viêm họng khi giao mùa? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Hai loại thuốc trên có tên gọi khác nhau, hàm lượng khác nhau nhưng thành phần đều chứa amoxicillin 500mg (thuộc họ penicillin). Trong augmentin có thêm hoạt chất clavulanate 125mg. Amoxicillin là kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng đối với nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm. Nhưng vì amoxicillin rất dễ bị phá hủy bởi men beta lactamase, do đó không có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn sản sinh ra các enzym này.
Clavulanate có cấu trúc beta lactam gần giống với penicillin có khả năng ức chế beta lactamase do phần lớn các vi khuẩn gram âm và Staphylococcus sinh ra. Ðặc biệt nó có tác dụng ức chế mạnh các beta lactamase truyền qua plasmid gây kháng các penicillin và các cephalosporin.
Bản thân clavulanate có tác dụng kháng khuẩn rất yếu, nhưng sự có mặt của clavulanate giúp cho amoxicillin không bị beta lactamase phá hủy, đồng thời mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của amoxicillin một cách hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn thông thường đã kháng lại amoxicillin, kháng các penicillin khác và các cephalosporin. Có thể coi clavulanate giúp amoxicillin phát huy tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
Các chế phẩm amoxicillin clavulanate được dùng để điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm amidan viêm xoang viêm tai giữa), nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp và mạn viêm phổi - phế quản) và các nhiễm khuẩn nặng khác: viêm đường tiết niệu - sinh dục, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn nha khoa nhiễm khuẩn huyết nhiễm khuẩn trong ổ bụng... đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không đỡ.
Amoxicillin và clavulanate đều hấp thu dễ dàng qua đường uống. Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Việc bạn cho con uống loại thuốc khác với kê đơn của bác sĩ là không nên. Con bạn bị viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại nhiều lần, nên khi kê đơn, bác sĩ chắc hẳn đã cân nhắc cho cháu uống loại thuốc nào cho phù hợp.
Bạn nên tuân thủ điều trị cho cháu theo đúng lời khuyên của thầy thuốc uống thuốc đúng liều lượng và đủ ngày để cháu mau khỏi bệnh.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:03 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:09 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:00 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:05 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:04 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023