Giãn phế quản là gì? Phân loại giãn phế quản như thế nào?

Giãn phế quản là gì?

Bệnh giãn phế quản là bệnh giãn không hồi phục các phế quản trung bình. Tổn thương chính là hình ảnh bị hủy hoại cấu trúc các sợi cơ, sợi chun và sụn phế quản, do đó làm yếu thành phế quản và bị giãn ra theo kiểu hình trụ hoặc hình túi.

Nguyên nhân giãn phế quản

Giãn phế quản mắc phải

+ Viêm đường hô hấp kéo dài: thường là hậu quả của các bệnh như viêm xoang viêm tai viêm mũi viêm vùng răng miệng nhiễm khuẩn đường hô hấp nhiễm virus đường hô hấp một số bệnh nghề nghiệp các bệnh này gây nhiễm khuẩn kéo dài và tái diễn, dẫn đến tổn thương các sợi cơ, sợi chun và sụn phế quản Đồng thời, các chất xuất tiết ùn tắc và phản xạ ho gây tăng áp lực trong lòng phế quản kéo dài sẽ dẫn tới bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh hô hấp thường gặp

Giãn phế quản là bệnh hô hấp thường gặp

+ Lao phổi: trong lao phổi hiện tượng xơ sẹo phát triển sẽ gây biến dạng và chít hẹp phế quản, tại đó tình trạng viêm nhiễm và ứ đọng các chất xuất tiết sẽ dẫn tới tổn thương các cấu trúc thành phế quản, kết hợp với phản xạ ho gây tăng áp kéo dài sẽ làm phế quản bị giãn ra. Tùy từng thể lao mà khả năng gây gây ra tình trạng bệnh khác nhau: lao xơ hang gây bệnh nhiều hơn 4 lần lao hạt và nhiều hơn 11 lần lao thâm nhiễm.

+ Các bệnh viêm nhiễm virus ở phổi và phế quản: các bệnh này gây bội nhiễm ho và tăng áp kéo dài. Lúc đầu, bệnh giãn phế quản chỉ là tạm thời, nhưng do điều trị không tốt thì tổn thương sẽ trở thành không hồi phục và dẫn tới căn bệnh này.

Virus xâm nhập vào phế quản sẽ gây giãn phế quản

Virus xâm nhập vào phế quản sẽ gây giãn phế quản

+ Các tổn thương gây hẹp phế quản: khi các phế quản bị hẹp sẽ gây ùn tắc, gây viêm nhiễm, xuất tiết kéo dài và tổn thương các cấu trúc thành phế quản, đồng thời sự chít hẹp này cũng gây tăng áp và dẫn tới giãn phế quản tăng dần. Các bệnh lý hay gây nên tình trạng này là: các polip, dị vật, các bệnh lý hạch ở rốn phổi như lao hạch hodgkin, lymphosacom...

+ Giãn phế quản do hóa chất: thường gặp ở những người làm việc lâu ngày với các hóa chất bay hơi. Các hóa chất này bị hít vào đường hô hấp gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản, đồng thời gây phản xạ ho và tăng áp kéo dài dẫn tới căn bệnh phổi này.

Giãn phế quản bẩm sinh

Giãn phế quản bẩm sinh chỉ chiếm khoảng 10% số ca mắc bệnh. Đa số đều thấy ở bệnh nhân trẻ và có kết hợp với bệnh phổi đa nang. Đây thường là loại giãn phế quản hình túi và thường có những tổn thương bẩm sinh khác kèm theo.

Phân loại giãn phế quản

Có 6 loại giãn phế quản cơ bản

Có 6 loại giãn phế quản cơ bản

Theo vị trí có 2 loại:

+ Giãn phế quản lan tràn.

+ Giãn phế quản cục bộ.

Theo hình ảnh phế quản giãn trên phim chụp phế quản có 2 loại là:

+ Giãn phế quản hình trụ.

+ Giãn phế quản hình túi hay hình kén.

Và theo nguyên nhân gồm có:

+ Giãn phế quản mắc phải.

+ Giãn phế quản bẩm sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật