Huyết áp cao ở nam và nữ: Ai nguy hiểm hơn? Những điều bạn cần biết

So với nam giới có cùng mức độ cao huyết áp, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mạch máu cao hơn 30-40%.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Những tiến bộ trong điều trị bệnh tim mạch được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Baptist Wake Forest ở Bắc Carolina, Mỹ cho thấy sự khác biệt trong cơ chế gây ra huyết áp cao và nguy hiểm hơn ở phụ nữ so với nam giới.

TS. Carlos Ferrario, tác giả chính của dự án cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu 100 nam giới và nữ giới ở độ tuổi 53 trở lên mắc cao huyết áp nhưng chưa áp dụng biện pháp điều trị.

Kết quả cho thấy, so với nam giới có cùng mức độ cao huyết áp, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mạch máu cao hơn 30-40%.

Các nhà khoa học cũng quan sát thấy sự khác biệt sinh lý trong hệ thống tim mạch của nữ giới, trong đó bao gồm các cấp, các loại hoóc-môn có liên quan đến việc điều chỉnh huyết áp.

Theo TS. Ferrario, 'quan niệm y khoa trước đây cho rằng triệu chứng cao huyết áp là chung ở cả hai giới nên biện pháp chữa trị cũng áp dụng như nhau nhưng kết quả nghiên cứu này cho thấy cao huyết áp ở nữ giới cần được điều trị sớm và tích cực hơn ở nam giới. Đồng thời, người mắc cao huyết áp nên có lối sống lành mạnh chế độ ăn uống khoa học tập thể dục thường xuyên, tránh hút thuốc uống rượu để giảm nguy cơ huyết áp cao'.

Cao huyết áp hay còn được gọi là tăng huyết áp có thể gặp ở cả trẻ em thanh thiếu niên nhưng chủ yếu là ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi. Bệnh gây nhiều biến chứng, thậm chí rất nguy hiểm đến tính mạng như tai biến mạch máu nãotim thiếu máu cấp tính đưa đến suy cơ tim cấp hoặc suy tim suy thận rối loạn tuần hoàn não

Được coi là tăng huyết áp khi huyết áp từ 140/90mmHg trở lên. Tăng huyết áp có ba mức độ, độ I là khi huyết áp từ 140 - 159/90-99mmHg; độ II khi huyết áp từ 160 - 179/100-109mmHg và độ III khi huyết áp từ 180/110mmHg trở lên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật