Khắc phục và điều trị viêm kết mạc mạn tính để đôi mắt luôn sáng khỏe

Kết mạc là một màng mỏng, gần như trong suốt, bao phủ phía trước củng mạc (tròng trắng) và mi mắt phía trong.

Kết mạc chứa các ống sản sinh chất nhờn giúp mắt được bôi trơn, giúp ngăn chặn các dị vật lọt vào mắt, làm giảm nhiễm trùng mắt. Viêm kết mạc là tình trạng viêm của lớp kết mạc. Khi tình trạng viêm kéo dài hơn 3-4 tuần, được coi là viêm kết mạc mạn tính.

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc là do vi-rút hoặc vi khuẩn Viêm kết mạc cũng có thể do những chất hóa học gây kích thích, do sử dụng các phương pháp chữa bệnh Mắt truyền thống lạc hậu hoặc do dị ứng

Điều trị viêm kết mạc có thể cần đến thuốc kháng sinh nhỏ mắt thuốc mỡ hoặc thuốc uống nước mắt nhân tạo thuốc kháng viêm loại bỏ các nguyên nhân có thể gây độc cho mắt và vệ sinh mắt thường xuyên.

- Viêm kết mạc do vi-rút

+ Viêm kết mạc do vi-rút đường ruột (vi-rút adino): Phần lớn các trường hợp đều ảnh hưởng đến cả hai mắt. Người bệnh cảm giác như có vật gì lọt vào mắt gây chảy nước mắt, chảy mủ, đỏ mắt và sưng mí mắt. Mắt nhạy cảm với ánh sáng và không nhìn được rõ. Mắt trở nên đỏ, chảy mủ nhưng giác mạc và đồng tử vẫn bình thường. Kèm theo các triệu chứng khác như đau họng sốt và đau đầu Nhiễm trùng mắt kéo dài 1-2 tuần và thường tự khỏi. Vì bệnh dịch này rất dễ lây lan nên các nhân viên y tế phải rửa tay sạch sau khi khám mắt và tiệt trùng các dụng cụ đã qua sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ mắt được dùng trong trường hợp viêm thứ cấp do vi khuẩn gây ra và thuốc mỡ tra mắt có thể làm dịu mắt.

+ Viêm kết mạc u mềm lây lan: Vi-rút gây ra nhiễm trùng da (vi-rút u mềm lây lan) có thể gây nhiễm trùng mắt nếu khối u ở trên mí mắt. Bệnh thường gặp ở trẻ em, bị tổn thương ở một hoặc cả hai mí mắt. Các tổn thương nhỏ, tròn, nhợt nhạt, hơi trắng, dạng cục u nhỏ và lõm trên mí mắt. Mắt bị nhiễm trùng sẽ đỏ với một ít mủ. Bệnh này không thể tự khỏi, cần chú trọng việc vệ sinh sạch sẽ phần mí mắt bị tổn thương bằng cách dùng thìa nạo hoặc các dụng cụ cùn.

+ Viêm kết mạc thể mi do vi-rút herpes simplex: Bệnh này rất phổ biến ở trẻ em Trẻ bị bọng rộp ở vùng da quanh một mắt, còn mắt kia bị đỏ đau nhức và có thể nhạy cảm với ánh sáng. Cách điều trị là dùng thuốc nhỏ mắt chống lại vi-rút hoặc thuốc mỡ bôi mắt (ví dụ idoxuridine, acyclovir).

- Viêm kết mạc do vi khuẩn

+ Viêm kết mạc cấp tính: Viêm kết mạc do vi khuẩn chỉ ảnh hưởng một mắt, lượng mủ và sưng mí mắt thường nhiều hơn. Người bệnh cảm thấy đau rát, cảm giác như có vật gì lọt vào mắt và hai mí mắt dính chặt vào nhau sau một đêm ngủ dậy. Điều trị bằng kháng sinh liều mạnh như tetracycline hay thuốc mỡ tra mắt.

+ Viêm kết mạc do cầu khuẩn: Thường gặp ở trẻ sơ sinh người lớn nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục người sử dụng nước tiểu có nhiễm cầu khuẩn để chữa bệnh theo cách truyền thống. Người bệnh có mí mắt sưng to, mủ ra nhiều và giác mạc bị loét. Điều trị cho người lớn thường dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ chứa kháng sinh mỗi giờ 1 lần.

+ Viêm kết mạc mạn tính do vi khuẩn: Nhiễm trùng vùng rìa mí mắt do vi khuẩn có thể dẫn đến viêm kết mạc mạn tính. Người bệnh bị đau nhức mí mắt kèm theo một ít mủ. Mắt trông có vẻ bình thường hoặc hơi đỏ. Nguyên nhân là do nhiễm trùng mí mắt nên việc chữa trị tập trung vào mí mắt như dùng thuốc mỡ có chứa tetracycline tra vào vùng rìa mí mắt 3 lần/ngày sau khi đã rửa sạch vùng rìa mí mắt.

+ Viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia: Thường gặp ở trẻ sơ sinh trẻ em bị mắt hột, trẻ vị thành niên bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục

Điều trị: rửa sạch mí mắt, tra thuốc mỡ mắt chứa tetracycline.

- Viêm kết mạc dị ứng

+ Viêm kết mạc dị ứng mạn tính: Người lớn hoặc trẻ em bị ngứa mắt đột ngột do tiếp xúc với vật gây dị ứng (ví dụ như phấn hoa). Mí mắt và kết mạc sưng lên rõ rệt, chảy nhiều nước mắt, thường không gây đỏ mắt. Bệnh có thể tự khỏi một cách nhanh chóng. Điều trị: tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và người bệnh cần tránh nó.

+ Viêm kết mạc dị ứng cấp tính (viêm kết giác mạc mùa xuân). Nguyên nhân không được rõ, nhưng bệnh thường xuất hiện ở những người bị bệnh hen và bệnh chàm hoặc những người bị dị ứng kéo dài. Người bệnh cảm thấy ngứa lặp đi lặp lại, có mủ đặc quánh, nhạy cảm với ánh sáng, thị lực mờ đục và mắt đổi màu. Cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

- Viêm kết mạc hóa chất: Bệnh rất phổ biến nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực.

Lưu ý: Sau mỗi liệu trình, bệnh nhân nên tái khám để bác sĩ nhãn khoa đánh giá hiệu quả điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật