Mách bạn những phương pháp phòng chống bệnh sởi an toàn hiệu quả tại nhà

Sởi là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan thường gặp ở trẻ nhỏ. Virus này chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp là do tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch như mũi, họng bệnh nhân. Khi trẻ mắc bệnh sởi nếu không được điều trị nhanh thường để lại những biến chứng nặng nề như: viêm tai viêm phổi viêm não,... Vậy phòng chống bệnh sởi một cách có hiệu quả, mời bạn tham khảo các cách phòng bệnh sau đây.

Tiêm vaccin là một trong những cách phòng chống bệnh sởi hàng đầu

Tiêm vaccin là một trong những cách phòng chống bệnh sởi hàng đầu

Cách phòng chống bệnh sởi đơn giản

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh sởi an toàn và hiệu quả nhất

Để giúp trẻ phòng chống bệnh sởi biện pháp hiệu quả và an toàn nhất là chủ động tiêm vắc xin phòng sởi. Trẻ cần được tiêm đầy đủ 2 mũi. Mũi thứ nhất là lúc trẻ được 9 tháng, mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng.

Tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp hiệu quả nhất (vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp Sởi-Quai bị-Rubella hoặc Sởi-Rubella). Cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ hai mũi theo khuyến cáo của ngành y tế: mũi 1 lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi.

Phòng chống bệnh sởi cá nhân:

- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng bổ sung hợp lý các vitaminchất khoáng đặc biệt là vitamin A mà mọi cá nhân nên thực hiện khi phòng chống bệnh sởi

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

- Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (sống cùng nhà, người chăm sóc bệnh nhân,…)

- Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân để phòng chống bệnh sởi lây lan.

- Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân, đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.

- Thường xuyên làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

- Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, lan can cầu thang, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch từ 1-2 lần/ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật