Nhận dạng các "thủ phạm' gây nên bệnh tay chân miệng
Coxsackievirusus A16: Vi-rút Coxsackie lần đầu tiên được phân lập trong phân người tại thị trấn Coxsackie, New York, năm 1948 bởi G. Dalldorf. Vi-rút này thuộc họ Picornaviridae chủng Enteroviruses.
Vi-rút Coxsackie thuộc một phân nhóm của Enteroviruses, chỉ có một chuỗi ribonucleic acid (RNA) làm vật liệu di truyền. Enterovirusus cũng được xếp vào nhóm picornaviruses (nghĩa là vi-rút có chuỗi RNA nhỏ)...
Vi -rút Coxsackie phân thành 2 nhóm A và B. Nhóm A: gây hoại tử cơ và tử vong Vi-rút týp A (chủ yếu serotype A 16) gây herpangina (các mụn nước ở họng, hầu, tay, chân).
Bệnh tay chân miệng là tên thường gọi của bệnh nhiễm vi-rút này. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, người lớn vẫn có thể bị. Týp A còn gây viêm kết mạc Nhóm B: gây tổn thương nội tạng nhưng tình trạng ít nặng hơn. Vi-rút týp B gây tình trạng đau màng phổi, biểu hiện bằng sốt đau ngực đau bụng nhức đầu trong vòng từ 2 - 12 ngày, còn được gọi là bệnh Bornholm.
Vi-rút có tất cả 24 týp huyết thanh (có kháng nguyên khác nhau trên bề mặt vi-rút). Vi-rút Coxsackie nhiễm vào tế bào của ký chủ và làm vỡ tế bào (lysis). Cả 2 týp vi-rút A và B có thể gây viêm màng não viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim nhưng thường ít gặp.
Enterovirusus 71 (EV71): Nếu là do vi-rút Coxsackie A16 gây ra thì thường bệnh ở dạng nhẹ và tự khỏi không cần điều trị trong khoảng từ 7 - 10 ngày. Hiếm khi có biến chứng viêm màng não vi-rút. Nhưng nếu là do entero vi-rút 71 thì nguy hiểm hơn, bởi bệnh có thể gây viêm màng não viêm não, liệt... dễ dẫn đến tử vong nếu phát hiện và điều trị muộn.
Bệnh lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng nước bọt dịch của bọng nước, phân của người bệnh. Tuần lễ đầu tiên sau khi phát bệnh là lúc dễ lây nhiễm nhất.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi song người lớn cũng có thể mắc. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhưng không phải ai bị lây cũng mắc bệnh. Trẻ em, thiếu niên dễ mắc bệnh bởi vì chưa có kháng thể và miễn dịch từ những lần tiếp xúc trước đây. Sau khi nhiễm bệnh sẽ có miễn dịch bảo vệ nhưng bệnh nhân có thể bị mắc lại nếu nhiễm loại vi-rút gây bệnh loại khác.
Đây là một trong những bệnh gây đau miệng. Cần chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes gây viêm miệng và nướu răng Các bác sĩ lâm sàng có thể phân biệt với các bệnh gây đau miệng khác thông qua tuổi mắc bệnh, dấu hiệu của bệnh, khám thấy ban và đau.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:00 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:00 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:00 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:01 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:08 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:01 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:09 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023