Nhóm máu hiếm và những điều nhất định phải chú ý đến

Những người nhóm máu Rh+ chiếm đa số (khoảng 86% dân số). Và những người có nhóm Rh- (A-, B-, O-, AB-) được coi là nhóm máu hiếm.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện có 4 nhóm máu chính là O, A, B, AB, gọi tắt là nhóm máu ABO. Ngoài ra, còn có hệ thống kháng nguyên Rh, được gọi là Rh dương tính (Rh+) nếu có kháng nguyên Rh trên bề mặt tế bào hồng cầu, hoặc Rh âm tính (Rh-) trong trường hợp ngược lại. Tình trạng Rh dương tính hoặc Rh âm tính sẽ được viết kèm với nhóm máu ABO. Có thể viết nhóm máu như sau: O+, O-, A+, A-, B+, B-, AB+, AB- .

Nhìn bảng trên có thể thấy, những người có nhóm máu hiếm chỉ có thể truyền máu cho nhau, nếu truyền nhầm nhóm có kháng nguyên Rh+ sang Rh- có thể tạo ra các kháng thể gây phản ứng với các tế bào máu, dẫn đến hiện tượng tan máu, gây sốc suy thận trụy tim mạch và tử vong

Những người có nhóm Rh- (A-, B-, O-, AB-) được coi là nhóm máu hiếm

Những người có nhóm Rh- (A-, B-, O-, AB-) được coi là nhóm máu hiếm

Những người có nhóm máu hiếm nếu cần được truyền máu (do tai nạn mất máu, phẫu thuật cấp cứu …) thì không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn máu dự phòng. Vì vậy, những người thuộc nhóm này nên tích cực tự chăm sóc bản thân, gửi máu vào ngân hàng máu phòng khi cần dùng, hoặc tham gia hội những người mang nhóm máu hiếm để giúp nhau khi khẩn cấp.

Một rủi ro nữa là trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, theo quy luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần đầu, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai bánh nhau không bị tổn thương. Nhưng từ lần có thai thứ 2 trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: do cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu. Hậu quả có thể gây sảy thai thai chết lưu đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ

Một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học Mỹ, dẫn đầu bởi tiến sĩ Mary Cushman, thuộc Trường Y ĐH Vermont, cho rằng có mối liên quan giữa nhóm máu hiếm và chứng mất trí nhớ Nhóm nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu của khoảng 30.000 công dân Mỹ từ 45 tuổi trở lên. Họ phát hiện có 495 người tham gia gặp vấn đề về tư duy và trí nhớ hoặc suy giảm nhận thức, trong suốt 3 năm nghiên cứu. Trong đó, những người thuộc nhóm máu AB đã tăng 6% trong nhóm bị suy giảm nhận thức, cao hơn 4% trong dân cư nói chung.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói rằng liệu nhóm máu AB có làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ hay không, bởi chúng ta đều biết sa sút trí tuệ còn do tác động của nhiều yếu tố khác nữa. Việc nghiên cứu sâu với thời gian dài hơn để xác định rõ thêm về vấn đề này là rất cần thiết. Trong khi đó, các chuyên gia khuyên rằng: 'cách tốt nhất để giữ cho bộ não khỏe mạnh là một chế độ ăn uống cân bằng, không hút thuốctập thể dục thường xuyên'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật