Những di chứng nguy hiểm do viêm não Nhật Bản, vì đâu nên nỗi?

Sự lây truyền qua vật trung gian, tâm lý chủ quan là hai trong số những nguyên nhân chính dẫn đến sự nguy hiểm của bệnh này.

Theo thông báo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ em mắc bệnh viêm não, trong đó có từ 30-40% bị viêm não Nhật Bản viêm não Nhật Bản (còn gọi là viêm não B, viêm não mùa Hè) là bệnh do muỗi truyền vi-rút gây bệnh. Bệnh có thể xuất hiện rải rác quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa nắng nóng, khi thời tiết phù hợp với điều kiện hoạt động của muỗi truyền bệnh. Hiện nay bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc đặc trị, do vậy thường có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Trong khi nhiều bậc cha mẹ lại không biết được nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh.

Viêm não Nhật Bản là bệnh gì?

Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Vi-rút viêm não Nhật Bản chính là tác nhân gây bệnh. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).

Lây truyền nhanh chóng

Nguyên nhân gây bệnh viêm não lây truyền qua véc-tơ là muỗi. Khởi đầu từ các ổ chứa vi-rút mà chim, lợn là vật chủ gây bệnh chính. Muỗi hút máu của chim, lợn có chứa vi-rút và sau đó đốt người sẽ truyền vi-rút sang người. Đây là con đường duy nhất khiến lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Cho tới nay chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người. Nếu chúng ta không hiểu thì nghĩ rằng muỗi đốt người này, sau đó lại đốt người khác làm lây truyền viêm não Nhật Bản. Thực tế không phải như vậy. Viêm não Nhật Bản khác sốt xuất huyếtsốt rét ở chỗ đó.

Cần lưu ý là: Sau khi bị nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản, chim, lợn không bị bệnh, nhưng nguy hiểm ở chỗ nó trở thành kho chứa, duy trì vi-rút trong thiên nhiên, đồng thời lại là nguồn cung ứng quan trọng nhất cho muỗi đưa vi-rút viêm não Nhật Bản lây sang người. Mùa Hè là mùa hoa quả chín, các loài chim di cư về nhiều mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang lợn và gia súc gần người.

Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là hai loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Hai loài muỗi này thường sống ở ruộng lúa nước và chập choạng tối sẽ bay đến nơi có người và súc vật sinh sống để hút máu. Mùa Hè mưa nhiều, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi cho véc tơ muỗi gây bệnh phát triển và tình hình dịch bệnh gia tăng. Đỉnh cao dịch bệnh là tháng 6, 7, 8. Từ tháng 10 trở đi, mật độ muỗi giảm đi và dịch kết thúc.

Diễn biến bất thường

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhận định rằng tuy bệnh viêm não Nhật Bản mới chỉ bắt đầu bước vào mùa nhưng đã có nhiều diễn biến bất thường, số ca viêm não Nhật Bản chiếm tỉ lệ cao bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tổng số bệnh nhân viêm não từ đầu năm tới ngày 25/6 là gần 130 ca, tuy không tăng so với cùng kỳ các năm trước, nhưng điều đáng chú ý là trong số này, tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản B lại tăng vọt với 36 ca, chiếm gần 30%. Đặc biệt, bệnh không chỉ xuất hiện ở trẻ em - vốn là đối tượng hay mắc bệnh viêm não Nhật Bản, mà hiện nay đã xuất hiện một số ca viêm não Nhật Bản với tổn thương khá nặng ở người lớn.

Tỷ lệ tử vong cao

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh này việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não thuốc an thần chống co giật kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm, duy trì đến khi bệnh nhân tự hồi phục nên tỉ lệ tử vong cao, ước tính của thế giới là 20-30%.

Di chứng thần kinh - tâm thần

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nặng, bệnh gây tổn thương trực tiếp tại não và lan tỏa nhiều nơi, nếu khỏi để lại di chứng thần kinh đặc biệt nặng nề. Có đến 70-80% trẻ bị viêm não Nhật Bản mang những di chứng thần kinh - tâm thần như bại não đần độn, động kinh, liệt, phát triển chậm về thể chất, không nói, không nghe, không hiểu được. Các di chứng thần kinh thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Hướng xử trí

Nguyên tắc buộc phải tuân thủ là tất cả các bệnh nhân viêm não Nhật Bản đều phải được điều trị tại bệnh viện Trong khi chờ đợi, trẻ sốt cao phải được uống thuốc hạ sốt như Paracetamon, liều 15mg/kg cân nặng/lần, tối đa uống 4 lần/ngày. Có thể phối hợp chườm khăn mát ở trán và bẹn, chú ý tuyệt đối không chườm đá lạnh

Trẻ phải được đưa đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu như nôn vọt, cứng gáy, rối loạn ý thức... Việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não, an thần chống co giật kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn hô hấp ngăn ngừa bội nhiễmdinh dưỡng chống loét...

Nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa

Việc đưa trẻ tới bệnh viện và được xử trí kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa các di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản, nếu không thì khả năng tàn phế suốt đời là vô cùng lớn. Vì vậy, việc phòng bệnh sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả.

Trước hết, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng đãng. Loại bỏ các ổ nước tù đọng quanh nơi sinh hoạt, diệt bọ gậy để muỗi không có điều kiện sinh sôi. Nếu gia đình có khu vực chuồng trại chăn nuôi thì cần được vệ sinh thường xuyên. Khi ngủ phải nằm màn, ngoài ra cần phun thuốc diệt muỗi.

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Vắc-xin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch trình vì nếu không khả năng tạo miễn dịch của trẻ sẽ giảm, đôi khi còn mất tác dụng. Phản ứng nhẹ sau tiêm có thể là sưng đỏ tại chỗ đau sốt nhức đầu Các dấu hiệu này sẽ tự hết nhiều nhất sau vài ngày. Hầu như các phản ứng phụ nặng nề là rất hiếm gặp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật