Những lưu ý khi điều trị loét miệng mà bạn nên biết

Loét miệng còn được có tên là chứng lở miệng Những vết loét này thường xuất hiện trên lưỡi môi trong má thậm chí cả ở mép và trên lợi Khi vết loét chuẩn bị xảy ra, bạn thường cảm thấy nóng và có cảm giác ngứa trong miệng. Chúng không bị lây nhưng lại luôn có xu hướng tái phát lại. Thông thường các vết loét miệng kéo dài khoảng một tuần hoặc 10 ngày. 

Những lưu ý khi điều trị loét miệng

1. Tránh thức ăn chứa axit hoặc nhiều đường

Khi bị loét miệng, hãy tạm dừng thói quen uống một số nước trái cây chứa axit vì axit có thể gây kích ứng tổn thương, khiến bạn cảm thấy khó chịu đau rát, làm chậm lành vết loét.

Tránh thức ăn chứa axit hoặc nhiều đường

Tránh thức ăn chứa axit hoặc nhiều đường

Nếu như bạn ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ sử dụng đường để lên men, sản phẩm tạo thành là axit và gây tác hại như trên. Vì vậy, khi điều trị loét miệng cần tránh hai loại thức ăn chứa axit và chứa nhiều đường để quá trình liền vết thương diễn ra thuận lợi.

2. Thay đổi loại kem đánh răng

Kem đánh răngnước súc miệng thường chứa thành phần sodium lauryl sulfate - một chất phổ biến được sử dụng để tạo bọt.

Lưu ý khi điều trị loét miệng

Lưu ý khi điều trị loét miệng

Tuy nhiên, chất này có thể là nguyên nhân loét miệng ở một số đối tượng. Vậy cách tốt nhất để điều trị viêm loét miệng hãy lựa chọn kem đánh răng không có thành phần sodium lauryl sulfate trong thời gian đang có tổn thương viêm loét miệng.

3. Súc miệng nước muối

Lời khuyên hữu ích của các nha sỹ cho những bệnh nhân mắc bệnh loét miệng là sử dụng nước muối để súc miệng.

Nước muối có tác dụng làm sạch, khô vết thương giúp đẩy mạnh, rút ngắn thời gian lành vết thương. Ban đầu, nếu súc miệng bằng nước muối loãng bạn có thể cảm thấy hơi đau khó chịu. Nhưng nếu duy trì và sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối

4. Súc miệng với baking soda

Bản thân baking soda là hợp chất có tình kiềm, lợi dụng đặc tính này, người ta đã sử dụng baking soda để trung hòa các axit trong khoang miệng. Bên cạnh đó, giống như nước muối nó còn có tác dụng làm sạch và làm dịu vết thương.

5. Súc miệng với hydrogen peroxit (oxy già)

Hydrogen peroxit là một chất khử trùng và có tác dụng làm sạch, đẩy mạnh quá trình lành vết thương, vì vậy nó được sử dụng để điều trị loét miệng. Ưu điểm hơn so với nước muối, hydrogen peroxit không gây cảm giác đau rát.

Súc miệng với hydrogen peroxide

Súc miệng với hydrogen peroxide

Cách sử dụng là pha oxy già với nước và sử dụng súc vài lần trong ngày.

6. Bôi magie hydroxit

Bạn có thể biết rằng các muối của magie là giải pháp cho các trường hợp ợ nóngtáo bón Nó còn được sử dụng trong điều trị loét miệng. Cơ chế của magie hydroxit giống như baking soda, là một chất kiềm nên có khả năng trung hòa các axit thừa. Magie hydroxit sẽ tạo một lớp màng mỏng trên vết thương, để giúp tránh các kích thích từ bên ngoài.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật