Sốt siêu vi - nguyên nhân gây nên các bệnh như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy

Một triệu chứng sốt, nghĩ ngay tới 4 bệnh

Theo BS. Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, có đến 80% bệnh nhân (BN) ho sốt đau họng trong thời điểm hiện tại có khả năng nhiễm cúm A/H1N1/. Tại BV. Nhi Đồng 1 và 2, số ca nhiễm cúm A/H1N1 đang điều trị khá đông.

Tại BV. đã chiến chủ động, BV. Quận 3 mới được thành lập, thời gian cao điểm cũng có khoảng 35 - 40/50 giường bệnh điều trị cúm là học sinh nhiễm cúm từ các ổ dịch trường học trên địa bàn.

Theo BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, hiện khoa có hơn 100 bệnh nhi điều trị nội trú, trong đó có gần 10 ca bị biến chứng thần kinh nặng, phải thở máy. Tương tự, tại BV. Nhi Đồng 2, BS. Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp cho biết, hai tuần qua nơi đây tiếp nhận hơn 150 trẻ điều trị nội trú bệnh TCM, nhiều trẻ nhập viện khi bệnh đã biến chứng nặng, 2 trẻ tử vong trong tuần giữa tháng 9. Số ca SXH tại BV cũng vẫn ở mức gần 300 ca trong vòng một tháng qua.

Do thời tiết thay đổi lại vừa bước vào mùa đi học nên rất nhiều trẻ nhiễm bệnh phải nhập viện điều trị. Ghi nhận tại các BV nhi và các cơ sở Y tế, nhiều chẩn đoán ban đầu các triệu chứng sốt cao được kết luận là sốt do virus Tại BV. Nhi Đồng 2, trong tháng 9 có trên 9.300 ca chẩn đoán ban đầu là nhiễm siêu vi (gấp 3 lần các tháng trước mùa học sinh nhập học). Chị Nguyễn Thị Hòa (ngụ quận Thủ Đức) đang có con điều trị tại đây cho biết, cô con gái hơn 3 tuổi bị sốt cao, nhất là về đêm, nhiều lúc cháu lên cơn co giật chảy nước mũikhó thở nên chị đưa cháu nhập viện thăm khám mới biết con bị sốt siêu vi.

Việc chăm sóc theo dõi ở nhà với trẻ bị sốt siêu vi, theo các BS nếu thực hiện tốt trẻ sẽ tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, khi thấy các trẻ sốt cao, thở nhanh và khó, nhất là kèm với những biểu hiện nước mũi chảy, màu đục ho kéo dài hàng tuần thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Bản thân bệnh sốt siêu vi không quá nguy hiểm nhưng siêu vi có thể gây bệnh cảm cúm SXH viêm phổi viêm não tiêu chảy viêm gan và sốt siêu vi có một số triệu chứng giống viêm não hay viêm não Nhật Bản do vậy thấy trẻ có các triệu chứng như trên các bậc cha mẹ không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh để tránh những di chứng nguy hiểm cho não bộ và thần kinh.

Bệnh nhân SXH người lớn gia tăng

Số liệu của TTYTDP và BV. Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho thấy, hàng trăm ca thăm khám bệnh tại BV này và các cơ sở y tế mỗi ngày do liên quan đến SXH. Tại BV. Bệnh Nhiệt Đới, số BN là người lớn thăm khám trung bình cũng khoảng 20 - 25 ca, nhiều ca phải nhập viện ngay sau đó. Số BN phải điều trị hàng tuần cũng trên dưới trăm ca và nhiều ca trở nặng.

BN. SXH cũng đang quá tải tại khối BV vốn chưa mấy khi phải chịu “gánh nặng” về bệnh này như BV. Nhân Dân Gia Định, BV. Bình Thạnh, BV. Quận Bình Tân, BV. Thủ Đức… hiện 5 khối khoa phòng như: nội tiết thận niệu, nội thần kinh, nội tổng hợp… đều kín bệnh nhân SXH. Nếu như ngày thường, BV được coi là khá “thoáng” giường bệnh thì nay nhiều khoa phòng phải tận dụng cho 2 BN nằm ghép một giường, có người còn phải trải chiếu xuống nền nhà…

BS. Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc BV. cho biết, số ca mắc SXH người lớn gia tăng đáng kể, nếu tháng 8 chỉ 134 ca điều trị nội trú (53 trẻ em) thì sang tháng 9, tăng lên gần 200 ca. Hiện mỗi ngày cũng có gần chục ca nhập viên, chủ yếu là người lớn. Điều đáng chú ý là số lượng BN là sinh viên, học sinh có tỉ lệ cao, nhiều ca trở nặng phải truyền dịch và máu, có những ca điều trị kéo dài cả chục ngày do nhập viện muộn.

Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong tuần này sẽ đi kiểm tra và chỉ đạo gắt gao công tác phòng chống dịch bệnh nhất là tại các quận ngoại thành như: Q.2, Q. Thủ Đức, Q.6 và 11 nhằm chấn chỉnh và thắt chặt công tác phòng dịch, ngăn chặn dịch bệnh gia tăng và lây lan.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật