Tác dụng phụ của thuốc trị sán gây xơ gan, tiêu chảy
Xin bác sĩ cho biết, trong trường hợp của tôi sử dụng thuốc như thế nào?
Bạn có thói quen ăn gỏi và có các triệu chứng giống như bạn đã mô tả trong thư thì rất có thể bạn bị nhiễm sán. Tuy nhiên, cũng rất nhiều bệnh có các triệu chứng tương tự.
Do đó, để chẩn đoán được chính xác bạn mắc bệnh gì, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bệnh tổng thể hoặc khám bệnh tại chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ giúp chẩn đoán bệnh có phác đồ điều trị đúng.
Dùng thuốc tẩy giun sán nào, liều lượng ra sao phải do bác sĩ chỉ định.
Còn đối với nhiễm sán, tùy theo loài, sán sống trong hệ tiêu hóa (sán dây bò, sán dây lợn) hoặc có thể chu du khắp nơi trong cơ thể (sán lá gan), chiếm đoạt chất dinh dưỡng của cơ thể, gây ra những hậu quả khác nhau từ nhẹ là rối loạn tiêu hóa đến nặng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như xơ gan ung thư gan Để điều trị bệnh này, hiện nay có rất nhiều loại thuốc, tùy theo độ tuổi và việc bị nhiễm loại sán nào mà bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc thích hợp. Các thuốc có thể sử dụng trong điều trị sán như:
Praziquatel là thuốc có hoạt phổ chống sán rộng, bao gồm sán lá sán máng và sán dây thuốc có tác dụng trên cả ấu trùng và sán trưởng thành. Liều dùng tùy thuộc vào loại sán đang mắc. Tác dụng phụ chủ yếu là nhức đầu chóng mặt buồn ngủ mệt mỏi buồn nôn nôn thuốc không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi phụ nữ có thai và cho con bú.
Niclosamid là thuốc chủ yếu điều trị sán ký sinh trong ruột, tác dụng với loại sán dây, không có tác dụng với ấu trùng ở các mô ngoài ruột. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn nôn đau bụng tiêu chảy Liều dùng tùy theo tuổi và thể trọng.
Quinacrin là thuốc có tác dụng với sán cả trong và ngoài ruột, thường dùng kèm thuốc tẩy muối, có thể kết hợp niclosamid.
Chloroquin dùng điều trị sán lá gan và amip gan Tác dụng không mong muốn hay gặp là rối loạn tiêu hóa chán ăn nhức đầu không dùng cho người mẫn cảm với thuốc, người suy gan phụ nữ có thai và cho con bú.
Ngoài ra trong dân gian còn dùng nước sắc hạt cau hạt bí ngô để tẩy sán cũng có hiệu quả.
Trên đây là một số thuốc bạn có thể tham khảo, còn việc dùng thuốc nào, liều lượng ra sao phải do bác sĩ chỉ định. Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần hết sức chú ý thực hiện chế độ vệ sinh trong mọi mặt của cuộc sống không nên ăn thức ăn sống (gỏi), tái. Cần lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn để phòng bệnh.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:04 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:02 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:05 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:00 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:05 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:07 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:08 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023