Tăng áp lực nội sọ là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Tăng áp lực nội sọ là gì?

Tăng áp lực nội sọ (ALNS) có thể gây ra phù não thiếu máu não, hoặc tụt não rất nhanh gây tử vong hoặc tổn thương không hồi phục, vì vậy cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực.

Triệu chứng thường gặp

Tuỳ vào người bệnh tỉnh hay mê mà có những diến biến bệnh khác nhau.

Người bệnh tỉnh

- Rối loạn thần kinh: Ngủ gà, lờ đờ.

- Rối loạn thị giác: Nhìn đôi, thoáng mờ, giảm thị lực, soi đáy Mắt có phù gai.

- Nôn: Thường gặp trong các nguyên nhân ở hố sau.

- nhức đầu thường đau tăng dần lên đau có thể lan toả hoặc khu trú.

Tăng áp lực nội sọ gây thiếu máu não, phù não

Tăng áp lực nội sọ gây thiếu máu não, phù não

Người bệnh hôn mê

- Đang tỉnh đột ngột hôn mê hoặc hôn mê sâu hơn.

- Có biểu hiện tăng trương lực cơ

- rối loạn thần kinh tự động (là dấu hiệu nặng):

+ Nhịp tim nhanh hoặc chậm, tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp

+ Rối loạn hô hấp: Thở nhanh, sâu hoặc Cheyne-Stockes.

+ Rối loạn điều hoà thân nhiệt: Sốt cao.

Dấu hiệu tổn thương do tụt não:

- Tụt thuỳ thái dương: Liệt dây III, đồng tử giãn.

- Tụt thuỳ hạnh nhân tiểu não: Thở nhanh hoặc ngừng thở.

- Tụt não trung tâm: Biểu hiện tổn thương từ trên xuống dưới.

Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ

- Chấn thương sọ não

- chảy máu não: Trong nhu mô não, não thất, chảy máu dưới nhện

- Tắc nhánh lớn động mạch não: Tắc động mạch cảnh trong, động mạch não giữa

- U não

- nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não viêm màng não áp xe não

- não úng thủy

 

Phòng và điều trị tăng áp lực nội sọ

- Khi có dấu hiệu của đau đầu nhìn mờ không rõ nguyên nhân cần phải chụp cắt lớp sọ não để loại trừ nguyên nhân tăng áp lực nội sọ.

- Khi có tăng áp lực nội sọ, người bệnh cần phải được theo dõi sát và xử trí nguyên nhân gây ra tăng áp lực nội sọ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật