Thuyên tắc phổi trên bệnh nhân gãy xương và bất động lâu ngày

Mới đây, khoa Cấp cứu (BV. Trưng Vương), vào lúc 9g đêm, đã tiếp nhận một bệnh nhân nam trẻ 30 tuổi, với bệnh cảnh bị suy hô hấp cấp, khó thở, bứt rứt, vật vã, tím tái môi và các đầu chi.

Lúc đó, các bác sĩ tiếp cận cấp cứu bệnh nhân ngay lập tức vì bệnh nhân quá nặng; kiểm tra sinh hiệu, SpO2 - phương pháp đo tại chỗ ở mao mạch đầu ngón tay, nhằm đánh giá ban đầu nồng độ oxy trong máu. Bình thường, người thở khí trời, SpO2 > 92%, tuy nhiên trên bệnh nhân này đang vào một suy hô hấp cấp thể giảm oxy hóa máu chỉ số này chỉ còn 50%. Bệnh nhân thiếu oxy rất dữ dội và đau ngực, khó thở. Ngay lập tức, bệnh nhân được thở oxy với liều lượng tối đa và tiến hành hồi sức ngay tại khoa Cấp cứu. Sau khi bệnh nhân tương đối ổn định về nồng độ oxy, bệnh nhân bớt bứt rứt, khó thở, các bác sĩ cấp cứu bắt đầu “điều tra” bệnh sử.

Bệnh nhân nam cách nhập viện 2 tuần từng bị té xe máy. Nguyên chiếc xe máy đập vào chân bên trái, sau khi đó, bệnh nhân vào cấp cứu chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Bệnh nhân được chẩn đoán là gãy mâm chày và điều trị nội khoa tức là cố định và sử dụng thuốc men. Sau đó, bệnh nhân về nhà được hai tuần. Vào ngày nhập viện, bệnh nhân rất khó thở và đau ngực.

Với tình trạng bệnh như vậy, êkíp cấp cứu chẩn đoán suy hô hấp cấp thể giảm oxy hóa máu, với hướng nghĩ đầu tiên trên một bệnh nhân trẻ như vậy là do nhồi máu cơ tim cấp vì bệnh nhân bị đau ngực khó thở Bởi vì tuổi trẻ hóa ở nhồi máu cơ tim hiện tại tỉ lệ rất cao. Đồng thời, một chẩn đoán phân biệt nữa là thuyên tắc phổi trên một cơ địa bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao là bệnh nhân có chấn thương và bất động lâu ngày. Các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán loại trừ nhồi máu cơ tim Ðiện tim và men tim vẫn ổn. Lập tức, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT-Scan ngực. Ðúng như dự đoán, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy nhiều cục huyết khối ở động mạch phổi. Phổi có hai động mạch chính trái và phải, bệnh nhân bị tắc hết, thậm chí tắc luôn tĩnh mạch và động mạch ở vùng cánh tay - đầu.

Bệnh nhân thiếu oxy rất dữ dội và đau ngực, khó thở

Bệnh nhân thiếu oxy rất dữ dội và đau ngực, khó thở

Hội chẩn liên khoa tại bệnh viện các bác sĩ thống nhất đây là một ca cấp cứu thuyên tắc phổi mức độ nặng. Nguyên nhân hàng đầu do chấn thương gây tổn thương các mạch máu ở vùng chân và hình thành các cục huyết khối kèm theo yếu tố nguy cơ là bệnh nhân bất động chân gần 2 tuần, không đi lại. Trong khi yếu tố nguy cơ cao để huyết khối hình thành chỉ cần bệnh nhân bất động trên 3 ngày. Các cục huyết khối hình thành ở hệ tĩnh mạch và theo dòng máu đi lên và gây thuyên tắc phổi. Sau khi đã hội chẩn, bệnh nhân được chụp CT-Scan toàn thân 128 lát cắt có cản quang. Kết quả, bệnh nhân bị tắc toàn Lúc đó, các bác sĩ tiếp cận cấp cứu bệnh nhân ngay lập tức vì bệnh nhân quá nặng; kiểm tra sinh hiệu, SpO2 - phương pháp đo tại chỗ ở mao mạch đầu ngón tay, nhằm đánh giá ban đầu nồng độ oxy trong máu. Bình thường, người thở khí trời, SpO2 > 92%, tuy nhiên trên bệnh nhân này đang vào một suy hô hấp cấp thể giảm oxy hóa máu, chỉ số này chỉ còn 50%. Bệnh nhân thiếu oxy rất dữ dội và đau ngực, khó thở. Ngay lập tức, bệnh nhân được thở oxy với liều lượng tối đa và tiến hành hồi sức ngay tại khoa Cấp cứu. Sau khi bệnh nhân tương đối ổn định về nồng độ oxy, bệnh nhân bớt bứt rứt, khó thở, các bác sĩ cấp cứu bắt đầu “điều tra” bệnh sử.

Bệnh nhân nam cách nhập viện 2 tuần từng bị té xe máy. Nguyên chiếc xe máy đập vào chân bên trái, sau khi đó, bệnh nhân vào cấp cứu chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Bệnh nhân được chẩn đoán là gãy mâm chày và điều trị nội khoa tức là cố định và sử dụng thuốc men. Sau đó, bệnh nhân về nhà được hai tuần. Vào ngày nhập viện, bệnh nhân rất khó thở và đau ngực.

Yếu tố nguy cơ của thuyên tắc phổi là hình thành cục huyết khối từ hệ thống tĩnh mạch

Với tình trạng bệnh như vậy, êkíp cấp cứu chẩn đoán suy hô hấp cấp thể giảm oxy hóa máu, với hướng nghĩ đầu tiên trên một bệnh nhân trẻ như vậy là do nhồi máu cơ tim cấp vì bệnh nhân bị đau ngực khó thở Bởi vì tuổi trẻ hóa ở nhồi máu cơ tim hiện tại t lệ rất cao. Đồng thời, một chẩn đoán phân biệt nữa là thuyên tắc phổi trên một cơ địa bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao là bệnh nhân có chấn thương và bất động lâu ngày. Các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán loại trừ nhồi máu cơ tim Ðiện tim và men tim vẫn ổn. Lập tức, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT-Scan ngực. Ðúng như dự đoán, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy nhiều cục huyết khối ở động mạch phổi. Phổi có hai động mạch chính trái và phải, bệnh nhân bị tắc hết, thậm chí tắc luôn tĩnh mạch và động mạch ở vùng cánh tay - đầu.

Hội chẩn liên khoa tại bệnh viện các bác sĩ thống nhất đây là một ca cấp cứu thuyên tắc phổi mức độ nặng. Nguyên nhân hàng đầu do chấn thương gây tổn thương các mạch máu ở vùng chân và hình thành các cục huyết khối kèm theo yếu tố nguy cơ là bệnh nhân bất động chân gần 2 tuần, không đi lại. Trong khi yếu tố nguy cơ cao để huyết khối hình thành chỉ cần bệnh nhân bất động trên 3 ngày. Các cục huyết khối hình thành ở hệ tĩnh mạch và theo dòng máu đi lên và gây thuyên tắc phổi. Sau khi đã hội chẩn, bệnh nhân được chụp CT-Scan toàn thân 128 lát cắt có cản quang. Kết quả, bệnh nhân bị tắc toàn bộ động mạch phổi bên phải, bán phần động mạch phổi bên trái, tắc hệ thống tĩnh mạch cẳng chân, lên tới tĩnh mạch cánh tay - đầu. Bệnh nhân sau đó được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. May mắn, bệnh nhân đáp ứng điều trị. Chỉ sau 4 giờ với 1 liều tiêu sợi huyết, bệnh nhân khỏe, hoàn toàn hết đau ngực, cải thiện triệu chứng về hô hấp. Sau 48g, huyết khối ở hai động mạch phổi hoàn toàn tan đi hết; huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới tan được 50%. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị thuốc kháng đông chuyển qua dự phòng, phòng ngừa hình thành cục huyết khối mới.

Bệnh nhân vốn bị chấn thương hơn hai tuần; đặc biệt, trước khi bệnh nhân khó thở chừng 4 - 5 ngày, bắp chân cẳng chân trái nơi bị chấn thương có những dấu hiệu như sưng căng lên, đau nhức. Bệnh nhân từng đi khám vài nơi, nhưng nhiều nhân viên y tế không nghĩ đến đang có tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch trên một bệnh nhân bị chấn thương và tổn thương phần mềm như vậy. Người ta chỉ nghĩ đến chấn thương phần cứng như tổn thương cơ khớp của bệnh nhân mà thôi. Khi đến nhập khoa Cấp cứu (BV. Trưng Vương), bệnh nhân đã có những diễn tiến nặng hơn của tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch chi dưới, gây khó thở.

Thuyên tắc phổi là bệnh lý ít được chú trọng vào khoảng vài thập niên trước. Gần đây, nhờ những quan tâm của giới y khoa trong và ngoài nước về bệnh lý này, kèm theo tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh học, CT-Scan và DSA (chụp mạch số hóa xóa nền - Digital Subtraction Angiography), tỉ lệ chẩn đoán thuyên tắc phổi trở nên rất dễ dàng và nhiều hơn. Yếu tố nguy cơ của thuyên tắc phổi là hình thành cục huyết khối từ hệ thống tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch sâu hay tĩnh mạch ở chi dưới; thường xuất hiện trên những đối tượng bệnh nhân bất động trên 3 ngày, cộng bệnh lý nội khoa như: bệnh nhân lớn tuổi suy tim nhồi máu cơ tim, hoặc bệnh lý ác tính…

Những yếu tố nguy cơ này thường không đi đơn độc như một nguyên nhân chính. Người ta thường nói, nguyên nhân huyết khối tĩnh mạch sâu đó là một tổ hợp của các yếu tố nguy cơ kết hợp lại. Và khi hình thành các cục huyết khối ở hệ thống tĩnh mạch ở chân, cục huyết khối đó sẽ di chuyển nếu không được phát hiện kịp thời sẽ theo dòng máu gây thuyên tắc phổi và có thể gây đột tử

Một trong những biến chứng sau chấn thương là huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu huyết khối tĩnh mạch sâu có triệu chứng rõ rệt, chẩn đoán khá dễ dàng. Rõ ràng bệnh nhân nói trên có sưng, đau nhức, nhiệt độ chân bị lạnh, nổi bông tím quanh vùng bị chấn thương và bệnh nhân đi lại khó khăn hơn, nhưng bệnh nhân đã bỏ qua.

Tuy nhiên, huyết khối tĩnh mạch sâu không gây triệu chứng điển hình như vậy cũng chiếm đến 20 - 30%. Những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao cần tầm soát bằng siêu âm chỉ khoảng 200.000 đồng, đặc biệt là siêu âm mạch máu chi dưới, để được sớm phát hiện ra các huyết khối tĩnh mạch sâu. Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu rất đơn giản khi phát hiện. Thuyên tắc phổi là biến chứng cấp tính của huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tử vong còn biến chứng mạn tính, tắc lâu ngày sẽ khiến thiểu dưỡng ngay chi bị tắc, gây loét khó lành, khó điều trị, ảnh hưởng đến sinh hoạt, gánh nặng của gia đình và xã hội.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật