Tìm hiểu về bệnh viêm nang lông, huyết trắng tuổi dậy thì

Khi con gái bước sang tuổi thiếu nữ (khoảng 13 tuổi), nhiều bà mẹ rất băn khoăn lo lắng không biết con mình sẽ xử lý ra sao với những rắc rối mới gặp. Bạn yên tâm rằng chỉ sau một thời gian ngắn, con bạn sẽ thích ứng kịp thời. Nhưng bạn cũng cần chỉ cho con những điều cơ bản.

Sự biến đổi của núi đôi: Trong thời kỳ dậy thì, ngực của bé sẽ nhu nhú núm cau và sẽ không còn phẳng nữa mà trở nên đầy đặn. Quầng vú cũng sẫm hơn, dày. Bé sẽ thấy đau và khó chịu nhưng bạn yên tâm, đó chỉ phát triển sinh lý bình thường. Bạn cũng nên nhớ rằng núi đôi cũng không phát triển đều, ngực bên phải sẽ to hơn ngực bên trái một chút. Đừng vì thế mà cho rằng con mình bị dị dạng. Điều cần làm là đưa bé đi chọn những chiếc áo nịt ngực vừa và phù hợp. Vì nếu bạn cho trẻ mặc áo nịt ngực quá chật hay quá rộng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phát triển tiếp theo.

Sự phát triển của cơ quan sinh dục: Giai đoạn này, cơ quan sinh dục của trẻ phát triển mạnh, tất cả các bộ phận như môi lớn, môi nhỏ âm vật âm đạo đều lớn dần lên. Bên trong cơ thể, âm đạo tử cung buồng trứng cũng bắt đầu hoạt động, thực hiện các chức năng tiết hormon sinh dục và phóng noãn. Niêm mạc tử cung bắt đầu tăng trưởng và tự thải theo chu kỳ, “đèn đỏ” xuất hiện, bé gái đã có thể sinh con

Có kinh nguyệt: Lần đầu tiên bị "hành quân" (kinh nguyệt), một số bé gái do chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đã tỏ ra hốt hoảng sợ hãi dẫn tới hậu quả bị stress về tâm lý: ngại tiếp xúc với bạn bè, xấu hổ không dám kể với mẹ... rồi tự ý chăm sóc vùng kín trong sự thiếu hiểu biết dẫn tới hậu quả xấu đó là bị viêm nhiễm âm đạo.

Kinh nguyệt - đó chính là một trong những dấu hiệu quan trọng đánh dấu thời kỳ từ bé gái chuyển sang thiếu nữ và từ đó, các em đã có thể làm mẹ Cùng với sự xuất hiện của hành kinh, bộ phận sinh dục của các em cũng đã trưởng thành, và như thế, vùng kín này cũng rất dễ bị viêm nhiễm nếu các em không biết giữ vệ sinh đúng cách.

Theo nghiên cứu của các nhà sản khoa thì viêm nhiễm âm đạo lứa tuổi mới lớn rất khó chữa và dễ bị tái phát vì các em chưa dùng được các thuốc đặt âm đạo

Nguyên nhân bị viêm nhiễm có rất nhiều: Khách quan là do bệnh tật mang đến như nhiễm giun viêm nang lông nhưng nguyên nhân chủ quan do chính các bé gái gây nên đó là do mặc quần lót quá chật, không có độ thoáng, không vệ sinh sạch sẽ trong những ngày "đèn đỏ". Khi thấy các dấu hiệu ra nhiều huyết trắng loãng hoặc đặc huyết trắng màu vàng đục, lợn cợn đọng thành mảng giống như sữa đông, kèm ngứa âm hộ, âm hộ đỏ, cảm giác nóng rát khi đi tiểu thì phải tới ngay bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn điều trị, không được tự ý bôi hay uống thuốc tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Để vùng kín không lên tiếng và gây khó chịu cho mình, các bé gái nên chú ý các điểm sau: vùng kín luôn phải được khô ráo, dùng giấy lau khô hay rửa nước sạch mỗi khi đi vệ sinh, khi có hành kinh phải thay băng vệ sinh thường xuyên, nếu có điều kiện nên dùng băng vệ sinh hằng ngày để vùng kín luôn được giữ sạch sẽ. Quần lót phải được thay, giặt hằng ngày và nên chọn loại quần thoáng mát bằng chất liệu vải bông hoặc cotton.

Với những chuẩn bị về tâm lý cũng như việc bảo vệ và giữ gìn vùng kín chắc chắn bé gái của bạn sẽ vững vàng tâm lý để bước vào tuổi dậy thì

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật