U xơ tuyến vú, lao bầu vú... là các bệnh về nhũ hoa hay gặp phải ở phụ nữ
Điểm danh những thực phẩm giúp nàng bớt đau bụng trong ngày đèn đỏ
“2 nên, 2 không” trong kỳ "rớt dâu" mà chị em cần lưu ý để tránh rước họa vào thân
Một số thay đổi, sưng đau ở vú có tính sinh lý
Sưng đau vú thời kỳ thanh nữ, dậy thì
Nói chung các em gái từ 9-13 tuổi thường bị đau vú khoảng 2-3 năm trước khi có kinh nguyệt lần đầu, khi đó bầu vú của trẻ gái bắt đầu phát triển, đầu tiên là núm vú lồi lên, tổ chức dưới núm vú thấy có hình chóp nón, kết cứng lại, to dần, sưng tấy và đau nhẹ.
Sau khi thấy kinh nguyệt lần đầu, cùng với sự phát triển của cơ thể thì các triệu chứng đó dần mất đi.
Sưng đau bầu vú trước khi hành kinh
Một số chị em trước kỳ kinh nguyệt 4-5 ngày thường cảm thấy 2 bên vú sưng đau, khó chịu, có khi đau lan cả ra 2 bên nách, không dám động chạm vào.
Với chị em có cơ thể gầy yếu, có thể sờ thấy cả khối sưng này. Trường hợp này là do tuyến vú chịu tác động của hormone estrogen của buồng trứng tiết ra gây sung huyết phù nề tổ chức vú, khi có kinh nguyệt, các hiện tượng này dần mất đi, đó là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị gì.
Sưng đau bầu vú thời kỳ thai nghén
Sau khi có thai khoảng 40 ngày, tuyến vú chịu tác động của sự thay đổi hormone thời kỳ thai nghén tăng sinh, bầu vú to lên, nhiều khi gây sưng đau khó chịu, nếu nặng có thể kéo dài suốt thời kỳ thai nghén, đó là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị gì.
Đau bầu vú sau khi sinh
Sau khi sinh 3-7 ngày thường sưng đau bầu vú 2 bên, căng tức. Đó là do các tuyến sữa bị ứ lại, tắc ống dẫn sữa gây nên, thường sau khi sữa thông thoát, trẻ bú tốt thì cảm giác đau dần biến mất.
Sưng đau bầu vú sau nạo thai
Sau khi nạo thai, một số chị em có hiện tượng vú bị sưng đau, sờ thấy có khối u, đó là do thai đang phát triển bị gián đoạn đột ngột, nồng độ hormone giảm nhanh, tuyến sữa đang phát triển mạnh bị ngưng lại, không sinh trưởng tiếp nữa, vì thế mà tạo ra khối u trong vú và gây đau bầu vú, hiện tượng này phần nhiều sẽ giảm và trở lại bình thường sau 1-2 tháng.
Sưng đau hoặc có khối u bầu vú bệnh lý
Viêm tuyến sữa cấp tính
Đông y gọi là đau vú. Nguyên nhân do sức đề kháng cơ thể giảm sữa bị ứ đọng và vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức tuyến sữa nên viêm nhiễm có mủ cấp tính. Loại bệnh này thường xảy ra ở sản phụ đang cho con bú 3-4 tuần sau sinh phụ nữ sinh lần đầu bị nhiều hơn. Người bị nhẹ thì ngây ngấy sốt, chỉ sưng đau bầu vú 1 hoặc 2 bên, ấn đau cục bộ, không có khối u rõ. Người bị nặng thì toàn thân sốt cao, rét run, vú sưng to, ấn đau, hạch nách sưng to, sau một thời gian sẽ mềm và hóa mủ.
U xơ tuyến vú
Thường bị ở 1 bên vú, kích thước khác nhau, sờ vào có cảm giác rắn, trơn bóng, ranh giới rõ, di động dễ, không có cảm giác đau, đại đa số là lành tính, biện pháp tốt nhất là phẫu thuật.
Tăng sinh tuyến sữa
Còn gọi là tăng sinh túi tuyến sữa, bệnh hay gặp ở phụ nữ từ 30-50 tuổi, thường 1 bên hoặc kế tiếp xảy ra ở 2 bên bầu vú, khối u có nhiều kích thước to nhỏ không đều, sờ có cảm giác rắn như khối cao su cùng khuôn, có thể phân tán khắp bầu vú cũng có thể chỉ giới hạn ở 1 phần bầu vú, ranh giới không rõ ràng, không dính liền với da, khi nắn có thể di động và thường di động cùng với tổ chức của tuyến vú.
Bệnh nhân có cảm giác đau và tăng lên trong vòng 3-4 ngày trước kỳ kinh, giảm đi khi thấy kinh nhưng không mất hẳn, khối u không tiêu đi, khối u thường lành tính.
Lao bầu vú
Thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, bệnh tiến triển chậm, lúc bắt đầu có thể thấy một số hạch sưng, ranh giới với các tổ chức xung quanh không rõ, dần dần dính liền với da.
Sau vài tháng, các hạch này mềm, vỡ mủ và chảy mủ ra, cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ ngay khối u trước khi nó nung mủ.
Ung thư vú
Thường ở phụ nữ tuổi trung niên, vị trí hay gặp ở phía trên và ngoài bầu vú, gần nách, khối u cứng rắn, di động khó, giai đoạn muộn có dính với các tổ chức xung quanh có dấu hiệu “lúm đồng tiền”, tức là mặt ngoài da bị lõm xuống, có hạch nách, hạch thượng đòn 2 bên, ấn vào đau.
Ung thư vú nếu phát hiện sớm, kịp thời phẫu thuật tỷ lệ chữa khỏi cao.
Tóm lại, bất kể một khối u nào của tuyến vú đều phải kịp thời phát hiện sớm, được khám và điều trị kịp thời, không nên coi thường. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm được khối u ở bầu vú? Các bác sĩ cho rằng, thường xuyên tự kiểm tra là phương pháp đơn giản, thực tế để sớm phát hiện các khối u bầu vú.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:07 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:09 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:07 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:03 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:06 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:09 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023