Căn bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan ở trẻ cần đề phòng

Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin để phòng bệnh tay chân miệng Trong khi đó, bệnh lây lan mạnh do trẻ lành tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với trẻ bị bệnh qua chất tiết ở đường hô hấp trên, họng, hầu răng miệng (nước bọt, chất nhày ở mũi họng), các dụng cụ đồ chơi, dụng cụ dùng trong các bữa ăn...

Đặc điểm của bệnh là có sốt nhẹ hoặc sốt rất cao 39 - 40oC. Miệng trẻ bị sưng nên chảy nước miếng liên tục biếng ăn quấy khóc nhiều run tay chân có khi giật mình da và niêm mạc bị tổn thương gây nên các vết loét hoặc bọng nước (phỏng nước) có đường kính khá lớn, thường từ 2 - 10mm.

Bọng nước có hình ô van (hình bầu dục), nổi cộm lên hoặc nằm dưới lớp da màu đỏ, không đau Vị trí các bọng nước chủ yếu ở vùng mông, đầu gối, lòng bàn tay lòng bàn chân (ấn nhẹ thì không đau), trong niêm mạc miệng hoặc có thể xuất hiện ở lưng, bụng, đùi.

Khi bọng nước xẹp, khô thì để lại màu da hơi thâm. Đặc biệt là một số trường hợp không điển hình chỉ loét miệng rất dễ nhầm với loét miệng do nhiệt hoặc loét miệng do Herpes. Các vết loét trong miệng khi vỡ ra có thể gây nôn hoặc gây tiêu chảy Hầu hết bệnh tay chân miệng là do vi-rút đường ruột Coxsackie A16 thì bệnh nhẹ và sẽ tự khỏi.

Nhưng nguy hiểm nhất của bệnh tay chân miệng là do Entero vi-rút 71 (EV71) bởi vì chúng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như rung, giật cơ, liệt chi co giật hôn mê suy hô hấp viêm cơ tim trụy tim mạch hoặc viêm não - màng não và có thể gây tử vong

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật