Mùa Xuân - Cần phải cẩn trọng với căn bệnh thủy đậu
Thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi (nếu cơ thể chưa có miễn dịch chống lại chúng) nhưng trẻ nhỏ gặp nhiều hơn cả. Bệnh lây lan theo đường hô hấp qua không khí bởi khi người bệnh thở mạnh ho hắt hơi kèm theo virut thủy đậu hoặc lây gián tiếp qua quần áo, chăn, màn, đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, cần có các biện pháp để phòng bệnh và khống chế không cho bệnh lây lan thành dịch.
Cần phân biệt với các bệnh khác
Bệnh khởi phát có sốt nhẹ (có khi sốt cao 39 - 40oC) và viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi), trẻ hay quấy khóc, ăn kém. Thời kỳ toàn phát, ban xuất hiện khá nhanh, mới đầu là các nốt sẩn đỏ giống với ban của bệnh sởi xuất hiện ở vùng da đầu, gáy, bụng, lưng, ngực. Sau vài giờ, các ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình và tứ chi (trừ gan bàn chân bàn tay tính chất này để phân biệt với bệnh tay-chân-miệng).
Đặc điểm của nốt phỏng thủy đậu là nước trong, rất nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh, một số nốt thủy đậu hơi lõm ở trung tâm. Nốt phỏng thủy đậu mọc không theo tuần tự, tính chất này để phân biệt với ban của bệnh sởi (ban của sởi mọc tuần tự, xuất phát từ gáy, lan ra mặt, cổ, xuống ngực, bụng, tứ chi và khi sởi bay cũng tuần tự như vậy). Ban, nốt phỏng thủy đậu thì mọc hết đợt này đến đợt khác cách nhau khoảng từ 2-3 ngày, vì vậy, trên cùng một diện tích da, các ban mọc không cùng một lứa tuổi (có ban đỏ, có nốt phỏng nước, có nốt đã bong vảy). Một số vùng niêm mạc như trong vòm miệng niêm mạc âm đạo (nữ giới) cũng có thể có các nốt phỏng thủy đậu xuất hiện. Khi các ban và nốt phỏng xuất hiện thường kèm theo ngứa cho nên bệnh nhân gãi nhiều làm vỡ các nốt phỏng rất dễ lây lan ra các vùng da khác và làm cho nốt thủy đậu rất dễ nhiễm trùng, mưng mủ, lở loét. Đặc điểm của thuỷ đậu là các nốt phỏng chỉ có một ngăn cho nên khi bị thủng là dịch chảy ra và xẹp ngay. Ngoài ngứa có thể nổt hạch ngoại biên như hạch nách, hạch bẹn, cổ... nhưng hạch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi xẹp dần.
Thời kỳ lui bệnh của thủy đậu chỉ sau khoảng từ 24 - 48 giờ, các nốt phỏng sẽ ngả sang màu vàng và vỡ ra, sau khi khỏi không để lại sẹo trừ trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn Thông thường, mỗi một nốt thủy đậu kéo dài khoảng 5 - 6 ngày rồi khô lại, đóng vảy. Màu của nốt thủy đậu lúc này là màu nâu xám và bong vảy sau khoảng một tuần.
Ngoài ra, có thể gặp loại thủy đậu bất thường, gây biến chứng tuy tỷ lệ loại bệnh này thấp, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh về máu thì nốt thủy đậu có thể có máu hoặc ở bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, nốt thủy đậu có thể có hoại tử
Có thể biến chứng nguy hiểm
Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể có một số người bệnh bị biến chứng hoặc biến chứng nguy hiểm. Biến chứng của bệnh thủy đậu có thể là nhiễm khuẩn nốt thủy đậu gây viêm da mưng mủ, khi khỏi để lại sẹo và có thể gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra có thể gây viêm tai ngoài viêm tai giữa viêm thanh quản viêm phổi Một số trường hợp nặng có thể gây viêm thận cấp (tiểu ra máu) nhưng sau khoảng vài tuần sẽ khỏi. Nguy hiểm nhất là biến chứng viêm não - màng não hết sức nguy hiểm.
Lời khuyên của bác sĩ
Việc phòng bệnh thủy đậu và ngăn chặn không cho lây lan diện rộng là hết sức cần thiết, vì vậy, cần tuyên truyền cho người dân biết tác hại và các biện pháp phòng bệnh bằng các hình thức như dùng loa đài truyền thanh, phát tờ rơi, phổ biến đến từng gia đình các kiến thức cơ bản. Khi trong gia đình hay một tập thể (nhà trẻ, lớp mẫu giáo) có trẻ mắc bệnh nghi do thủy đậu, cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành (cho trẻ ở nhà với gia đình). Những người lớn mà chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu. Cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày các dụng cụ, đồ chơi, giường, chiếu, chăn, màn, quần áo, đồ dùng sinh hoạt của trẻ bệnh. Nên cho trẻ nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm, ướt. Cần lau tay và tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm. Sau mỗi lần lau, tắm cho trẻ xong nên dùng vải thô sạch thấm khô da của trẻ rồi mặc quần, áo rộng, thoáng. Vải thô này sau đó cần được luộc trong nước đun sôi hoặc giặt bằng dung dịch sát khuẩn cloraminB.
Phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là dùng vaccin cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu. Song song với các biện pháp phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để nâng cao sức đề kháng
- Xuất hiện 6 ca tay chân miệng tại một trường mầm non (Thứ Hai, 18:00:04 12/10/2020)
- Người trẻ tuổi bị tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các biến... (Thứ Hai, 09:35:09 14/09/2020)
- 6 bệnh dễ mắc ở nam giới tuổi trung niên (Thứ bảy, 09:50:00 11/07/2020)
- Giải đáp phần nào băn khoăn: Khi nào ta biết mình đã già? (Thứ bảy, 10:15:07 16/02/2019)
- Một vài cách đơn giản để bảo vệ mắt khi có tuổi (Thứ sáu, 09:20:01 15/02/2019)
- Cách chăm sóc cha già, mẹ yếu để sống thọ, sống khỏe (Thứ bảy, 14:10:09 09/02/2019)
- Những điều cần chú ý khi phòng bệnh cho người già ngày Tết (Thứ tư, 09:44:03 06/02/2019)
- Chăm sóc sức khỏe cho các bậc "cao niên" ngày Tết thế... (Thứ Ba, 11:32:09 05/02/2019)
- Liệt kê 5 điều quan trọng cần biết liên quan đến tuổi già (Chủ nhật, 14:43:02 03/02/2019)
- Tại sao phụ nữ tuổi trung niên hay cáu giận bất thường? (Chủ nhật, 09:40:08 03/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023