Lưu ý ngay sáu biến chứng áp-xe phổi thường gặp sau đây

Áp-xe phổi là bệnh có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Điều trị áp-xe phổi băng nội khoa cần sử dụng kháng sinh mạnh, liều cao theo kháng sinh đồ, khi cần phải phối hợp nhiều loại kháng sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng áp-xe phổi sẽ rất nguy hiểm.

Bệnh áp-xe phổi là dạng bệnh phổi nguy hiểm

Bệnh áp-xe phổi là dạng bệnh phổi nguy hiểm

Giải phẫu bệnh

Sự hình thành ổ áp-xe phổi qua các giai đoạn:

- Lúc đầu trong nhu mô phổi bị viêm xuất hiện một hay nhiều ổ viêm hóa mủ, nhu mô phổi bị đông đặc, nếu điều trị ở giai đoạn này thì thương tổn có thể phục hồi hoàn toàn. Nếu không thì các ổ viêm này sẽ hoại tử lan rộng và kết hợp lại thành một ổ lớn hoại tử và có mủ. Đây là giai đoạn nung mủ cấp và áp xe phổi đã hình thành, có vỏ mỏng bao bọc. Sau đó thương tổn các phế quản lân cận và bệnh nhân sẽ khạc ra mủ, và các tổ chức hoại tử.

- Sau một thời gian (khoảng 6-8 tuần) thì viêm xơ bắt đầu bao quanh ổ áp xe tạo nên nhiều vách ngăn, hoặc là mủ sẽ lan qua vùng lân cận gây nên các thương tổn mới.

- Sau khoảng 12 tuần lễ thì vỏ xơ đã dày và trở thành áp xe phổi mạn tính, bên trong có mô hạt và biểu bì hóa từ các nhánh phế quản lân cận, nhu mô ngấm nhiều fibrin và nhiều tế bào lympho, có khi thương tổn mạch máu gây ra ho ra máu, nếu thành phế quản bị phá hủy nhiều sẽ dẫn đến giãn phế quản

Xơ phổi là biến chứng áp-xe phổi phổ biến

Xơ phổi là biến chứng áp-xe phổi phổ biến

Biến chứng áp-xe phổi

- ho ra máu nặng: Có thể do áp xe ăn vào các mạch máu lớn. 

- Tràn dịch tương dịch sợi hay tràn mủ màng phổi để lại di chứng dày dính màng phổi, gây suy hô hấp mạn.

- giãn phế quản xơ phổi

- nhiễm trùng huyết.

- Áp-xe phổi mạn tính.

- Tử vong: do bệnh nặng hoặc do biến chứng áp-xe phổi có trường hợp tử vong ngay sau khi ộc mủ do tắc phế quản và phản xạ co thắt phế quản (sốc phổi).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật