Phân loại bệnh tim bẩm sinh - Phương pháp để nhanh nhất?

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim va các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai.

Môi trường sống tác động rất nhiều lên việc hình thành bệnh tim bẩm sinh bệnh tim bẩm sinh có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại (tia phóng xạ hóa chất vi trùng, bệnh chuyển hóa…) ảnh hưởng lên người mẹ trong quá trình mang thai

Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh còn có thể bị tác động bởi yếu tố gia đình di truyền, bất thường nhiễm sắc thể

 

Bệnh tim bẩm sinh được chia thành 2 nhóm: không tím (trẻ không bị tím da niêm) và có tím (trẻ bị tím da niêm). Các bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp nhất là: thông liên thất (30,5%) thông liên nhĩ (9,8%), còn ống động mạch (9,7%)…

Bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất là: tứ chứng Fallot (5,8%)… Một số bệnh tim bẩm sinh khác là: hẹp van động mạch phổi hẹp eo động mạch chủ kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra, chuyển vị đại động mạch, bệnh Ebstein, không lỗ van ba lá, tâm thất độc nhất… 

Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Bệnh diễn tiến có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như: hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng viêm phổi tái đi tái lại suy tim tử vong… Với các bệnh này, điều trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương.

Hiện nay, ngành phẫu thuật tim rất phát triển, phần lớn các bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh lý tim bẩm sinh có tổn thương phức tạp, không thể điều trị hoàn toàn.

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể giúp trẻ phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hòa nhập tốt vào xã hội. Chăm sóc tốt cho những trẻ này cũng không phải là vấn đề đơn giản. Chính vì vậy, cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành Y tế để điều trị trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật