6 thay đổi kỳ diệu trong cơ thể nhờ nằm nghiêng bên trái khi ngủ

Thực tế là mỗi người thích nằm một tư thế, có người nằm thẳng, có người nằm nghiêng, có người thì xoay hết ngang rồi sang dọc, ngửa rồi úp, cho tay xuống dưới gối hay úp cả gối lên mặt… nhưng theo nhiều chuyên gia dưỡng sinh giấc ngủ thì khi bạn nằm nghiêng bên trái sẽ thu được rất nhiều lợi ích, đồng thời cũng giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

Dưới đây là 6 lời giải thích giúp chúng ta hiểu rõ hơn lợi ích khi nằm nghiêng bên trái.

1. Nằm nghiêng bên trái làm tăng khả năng vận hành hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có chức năng giúp các bộ máy trong cơ thể thải độc tố Vị trí của hệ miễn dịch nằm ở bên trái, do đó khi nằm nghiêng về hướng này sẽ giúp tăng cường năng lực hoạt động của nó. Ngoài ra hệ miễn dịch cũng chịu trách nhiệm vận chuyển chất béo protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác vào các mô tế bào Do đó, việc nằm nghiêng bên trái sẽ tăng cao tốc độ vận chuyển này.

Nằm nghiêng bên trái làm tăng khả năng vận hành hệ miễn dịch

Nằm nghiêng bên trái làm tăng khả năng vận hành hệ miễn dịch

2. Nằm nghiêng bên trái giúp nâng cao hiệu quả làm việc của lá lách

Giống như hệ miễn dịch, lá lách cũng nằm bên trái thân thể. Do đó, khi nằm nghiêng hướng này sẽ giúp lá lách tăng cường hiệu suất làm việc. Nhờ vào lực hấp dẫn của trái đất nên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp máu huyết đến lá lách để lọc được nhiều hơn.

Nằm nghiêng bên trái giúp nâng cao hiệu quả làm việc của lá lách

Nằm nghiêng bên trái giúp nâng cao hiệu quả làm việc của lá lách

3. Nằm nghiêng bên trái giúp tăng cường chức năng bài tiết ở ruột

Giữa ruột nonruột già có một vách ngăn gọi là van ileocecal. Sau khi ruột non thải bỏ cặn dư thừa, chúng được chuyển đến ruột già thông qua cánh cửa này. Mặt khác, vị trí của van cũng nằm ở bên trái, do đó khi nằm nghiêng hướng này sẽ giúp quá trình thải bỏ chất dư thừa từ ruột non sang ruột già được thuận lợi hơn, giúp tăng cường khả năng thải độc và bài tiết.

Nằm nghiêng bên trái giúp tăng cường chức năng bài tiết ở ruột

Nằm nghiêng bên trái giúp tăng cường chức năng bài tiết ở ruột

4. Nằm nghiêng bên trái giúp giảm bớt tình trạng nóng trong người vào ban đêm

Nếu như trường kỳ bị bệnh nóng trong, nghĩa là dạ dày đầy hơi và ợ chua trong thời gian dài không ngớt. Vậy, bạn hãy thử nằm nghiêng bên trái. Làm vậy sẽ giúp cho vị trí dạ dày thấp hơn so với vị trí cơ vòng thực quản Cardiac. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng dạ dày trào ngược là do cơ vòng thực quản bị ép quá mức khiến dịch dạ dày trào ngược gây nên hiện tượng bỏng rát ở cổ. Do đó, nằm nghiêng bên trái giúp giảm áp lực cho cơ vòng thực quản và giảm hiện tượng trào ngược dạ dày

Nằm nghiêng bên trái giúp giảm bớt tình trạng nóng trong người vào ban đêm

Nằm nghiêng bên trái giúp giảm bớt tình trạng nóng trong người vào ban đêm

5. Nằm nghiêng bên trái giúp giảm tải cho lá gan

Thông thường, lá gan bên phải sẽ làm việc nhiều hơn. Do đó, để giảm bớt tải trọng của lá lách và lá gan phải, việc nằm nghiêng bên trái sẽ kích thích lá gan trái hoạt động nhiều hơn, tăng cường lượng máu đi qua gan trái thải độc. Quá trình này giúp giảm áp lực cho lá lách và lá gan phải.

Nằm nghiêng bên trái giúp giảm tải cho lá gan

Nằm nghiêng bên trái giúp giảm tải cho lá gan

6. Nằm nghiêng bên trái tốt cho tim

Khi nằm nghiêng bên trái, cơ quan được hưởng lợi nhiều nhất chính là hệ tim mạch. Hệ tim mạch có tác dụng vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Do đó, khi nằm nghiêng bên trái, lực hút của trái đất sẽ hỗ trợ máu chảy về tim đặc biệt là thất trái được tốt hơn. Vì lúc này hệ tim sẽ vận hành một cách nhẹ nhàng mà không cần phải tăng cường sự co bóp trong việc đẩy máu đi nuôi cơ thể.

Nằm nghiêng bên trái tốt cho tim

Nằm nghiêng bên trái tốt cho tim

Những lợi ích này đã được làm thực nghiệm thông qua các thiết bị y tế. Thực tế, ngoài 6 ưu điểm này, nằm nghiêng bên trái còn có những ưu điểm khác, ví như giúp cho dáng đi được thẳng hơn. Với nhiều ưu điểm như trên, từ bây giờ bạn đừng quên nằm nghiêng bên trái khi ngủ nhé!

Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏelàm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật