Chăm sóc và dự phòng bệnh trĩ để sống khỏe mạnh nhất

Để cải thiện và dự phòng bệnh lý vùng hậu môn - trực tràng, chúng ta cần chú ý đến tinh thần tốt, chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và tập luyện cơ thể khỏe mạnh.

1. Tinh thần tốt: thái độ tinh thần tích cực trong hoạt động sống mỗi ngày hay toàn bộ thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp giảm thiểu căng thẳng, áp lực (stress) lên cuộc sống mỗi người.

Tinh thần tốt không những giúp giảm nguy cơ phát sinh nhiều rối loạn trong cơ thể mà còn giúp tăng cường khả năng hoạt động của các hệ thống cơ quan, trong đó có ống tiêu hóa

2. Chế độ ăn uống: tránh ăn thường xuyên những thức ăn có tính chất cay nóng (bia rượu trà đặc…), béo ngọt gây nê trệ, ăn nhiều thực phẩm có tính chất nhuận tràng (đu đủ rau lang khoai lang mồng tơi, thanh long…). Ngoài ra, còn phải ăn đủ lượng thực phẩm trong ngày giúp tăng đủ kích thước khối phân, như vậy đại tràng mới dễ tạo nhu động cảm giác mắc đi cầu trong ngày.

Lượng nước uống trung bình mỗi ngày khoảng 2 - 2,5 lít giúp mềm phân, nên uống trong ngày uống chiều tối sẽ đi tiểu nhiều ảnh hưởng giấc ngủ

3. Chú ý đại tiện: nên đi ngay sau khi mắc vì ở lâu trong lòng trực tràng phân sẽ bị tái hấp thu nước khô cứng hơn, đi vào khoảng 5 - 7 giờ sáng là ổn định. Tránh ngồi lâu khi đi cầu, tránh rặn nhiều vì sẽ làm tăng áp lực ổ bụng. Nếu cầu bón thì sử dụng thêm thuốc nhuận tràng hoặc bơm hậu môn hỗ trợ. Tốt nhất tập thói quen đi cầu mỗi ngày.

4. Chế độ luyện tập:

- Sáng sớm thức dậy bụng đói uống một ly nước ấm, sau đó đặt hai tay chồng lên nhau ấn vào bụng với một lưc vừa phải xoa bụng theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái khoảng 15 lần.

- với những người làm công việc ngồi lâu, đứng lâu có thể tập tại chỗ động tác đơn giản là nhíu hậu môn, để hỗ trợ đẩy máu vùng hậu môn lưu thông bớt ứ trệ. Mỗi lần 15 - 20 cái tùy thời gian mỗi người có thể làm nhiều lần trong ngày.

- Dưỡng sinh: động tác chổng mông thở, thở 4 thời có kê mông và giơ chân.

Động tác thở 4 thời: tư thế chuẩn bị như hình vẽ kê một cái gối ở mông, hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản bằng cách hít thêm đồng thời dao động chân phải qua lại, thở ra tự nhiên thoải mái hạ chân xuống, nghỉ nặng ấm thân, lập lại lần 2 đồng thời đổi sang dao động chân sang trái. Động tác này giúp quân bình âm dương, điều hòa khí huyết lưu thông, chống táo bón  

Động tác chổng mông thở: tư thế như hình vẽ đùi vuông góc với cẳng chân, hít vào tối đa giữ hơi bằng cách cố gắng hít thêm đồng thời dao động mông qua lại, thở ra triệt để ép bụng đồng thời kết hợp nhíu hậu môn. Động tác này giúp máu ứ ở hậu môn lưu thông về tim tốt hơn).

5. Du lịch sức khỏe: ngày nay du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của mỗi người. Du lịch để cải thiện sức khỏe là một hoạt động chăm sóc nâng cao sức khỏe chủ động, tích cực và phù hợp với cuộc sống hiện đại. Qua đó, mọi người cũng tự nâng cao chất lượng cuộc sống chính mình.

Ở phương thức này, người người có thể có được cách thức chăm sóc sức khỏe khoa học từ lý thuyết đến ngay thực hành về thực dưỡng thanh đạm tập luyện dưỡng sinh kiến thức sức khỏe tổng quát ngay trong thời gian đi du lịch đến với môi trường trong lành, giải tỏa các áp lực lên tâm thể và được nghỉ dưỡng toàn diện nhất.

6. Điều trị các bệnh mãn tính thường gặp: viêm phế quản mãn tính dãn phế quản suy tim xơ gan… và chứng táo bón kinh niên là những bệnh có thể dẫn đến rối loạn hệ thống đám rối tĩnh mạch nông và đám rối tĩnh mạch sâu vùng hậu môn - trực tràng. Điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan trên sẽ giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ tĩnh mạch vùng hậu môn và không gây ra bệnh trĩ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật