Học ngay 5 điều đặc biệt cực tốt cho sức khỏe của bạn

Đã bao giờ bạn nghe nói rằng: không ra ngoài tập thể dục khi trời chưa sáng, không nhấm nước bọt để giở sách... Thực tế, đây là một vài điều đặc biệt tốt cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.

Bổ sung sắt: Nên bổ sung sắt từ các loại thực phẩm

Sắt là khoáng chất quan trọng cho cơ thể, vì nó sản sinh ra lượng hồng cầu cần thiết cho cơ thể. Nếu cơ thể thiếu sắt lượng hồng cầu bị giảm xuống gây ra cảm giác mệt mỏi chóng mặt buồn nôn choáng váng    

Để bổ sung sắt cho cơ thể, bạn chỉ cần lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất sắt như rau muống rau cải xoong các loại đậu giá đỗ thịt bò thịt vịt... Bổ sung sắt từ thực phẩm không những giúp cơ thể tránh bị thiếu sắt mà còn góp phần tăng lượng dinh dưỡng từ các thực phẩm đó. Ngoài ra, bạn nên ăn những thực phẩm chứa vitamin C trong quá trình bổ sung sắt vì vitamin C góp phần làm tăng khả năng hấp thụ sắt vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như: cam chanh, ổi...

Chọn gối tùy theo tư thế ngủ

- Nằm ngửa: Người có thói quen nằm ngửa khi ngủ nên chọn các loại gối mềm, thấp hoặc cao vừa phải, hơi lõm ở phần giữa. Loại gối này giúp bạn giữ được đầu thẳng so với cột sống nên sẽ thoải mái khi ngủ. Nếu chọn gối quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến cổ thấp hơn hoặc cao hơn so với cột sống, dẫn đến dễ bị mỏi khó thở khi ngủ.  

- Nằm nghiêng: Người có thói quen nằm nghiêng khi ngủ nên chọn loại gối có độ cao trung bình để giữ cổ ổn định so với cột sống và cảm thoải mái nhất. Gối quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến bạn khó giữ được tư thế cân bằng đầu - cổ và có thể khiến bạn khó ngủ  

- Nằm sấp: Nếu bạn có thói quen nằm sấp thì nên chọn gối mỏng và mềm, hoặc thậm chí không cần gối. Nếu chọn gối quá cao sẽ khiến đầu bạn có tư thế ngóc lên trên, cổ bạn có tư thế như bị bẻ cong nên sẽ rất khó chịu.  

Ngoài ra, khi chọn gối bạn không nên bỏ qua độ cứng-mềm của đệm đang nằm. Nếu nằm đệm mềm thì chọn gối thấp, nếu nằm đệm cứng thì chọn gối cao vì nằm đệm mềm cơ thể bạn sẽ lún xuống nên gối thấp sẽ giữ cho đầu, thân và cổ cân đối hơn. 

Để màn hình máy tính cách mắt 50-100cm

Khoảng cách từ màn hình máy tính đến mắt là rất quan trọng, vì nó chính là yếu tố tác động nhiều nhất đến mắt của bạn trong khi làm việc. Tốt nhất, để mắt không phải điều tiết nhiều trong khi làm việc, bạn nên chỉnh khoảng cách giữa màn hình máy tính và mắt là 50-100 cm.   

Nếu ở khoảng cách đó mà bạn cảm thấy chữ trên màn hình bị nhỏ, khó nhìn thì nên chỉnh cho kích thước của chữ to lên chứ không nên đưa mắt lại gần màn hình để tránh những ảnh hưởng không tốt đến mắt, ví dụ như ảnh hưởng bởi các tia bức xạ từ máy tính, làm giảm thị lực...  

Một nghiên cứu của trường Cao đẳng Kongsberg (Na Uy) cho thấy rằng những nhân viên ngồi làm việc đúng tư thế có ngày nghỉ ốm ít hơn so với các nhân viên khác. Trong đó, nghiên cứu cũng chứng minh, khoảng cách an toàn giữa mắt với màn hình máy tính nên là 66cm.

Không nên ra ngoài tập thể dục khi trời chưa sáng hẳn

Tập thể dục có lợi cho sức khỏe Đây là điều mà ai cũng phải công nhận. Tuy nhiên tập thể dục không đúng thời điểm lại có tác dụng ngược lại, đó là có hại cho cơ thể. Thời điểm không được khuyến khích tập thể dục là khi trời chưa sáng hẳn.   

Bạn đừng nghĩ rằng cứ dậy sớm tập thể dục là tốt cho sức khỏe Cho dù thể dục buổi sáng có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn so với buổi tối nhưng nếu tập vào khoảng 4-5 giờ sáng, khi chưa có ánh mặt trời thì khả năng hít phải khí độc sẽ cao hơn. Đó là bởi vì, lúc này, chưa có ánh mặt trời nên cây xanh vẫn đang trong quá trình "hấp thụ" oxy, thải carbonic nên lượng khí carbonic trong không khí sẽ nhiều hơn. Nếu bạn đi tập thể dục giờ này, bạn sẽ hít phải khí carbonic đó, gây hại cho cơ thể.

Không nhấm nước bọt để giở trang sách

Bạn là người thích đọc sách và nếu bạn có thói quen nhấm nước bọt để giở sách thì hãy thay đổi ngay nhé. Thói quen này không những làm hỏng sách mà còn vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe Cho dù sách được in với bất kì loại mực nào trên chất liệu giấy nào thì cũng khó tránh khỏi các loại vi trùng bám trên đó, đặc biệt là nếu giấy để in sách kém chất lượng   Hơn nữa, có thể bạn không phải là người duy nhất đọc cuốn sách đó, nếu những người đọc khác cũng có thói quen nhấm nước bọt để giở sách thì số lượng vi khuẩn sẽ càng tăng, khả năng lây truyền bệnh càng cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật