Những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe bạn cần tránh

Trên thực tế, nhiều người có những thói quen hoặc quan điểm tưởng là tốt nhưng thực tế lại mang lại những tác động bất lợi đối với sức khỏe của bản thân. Năm mới chính là dịp để bạn chia tay với những quan niệm sai lầm này.

Ngủ ít 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi người cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để đạt được sức khỏe tối ưu; và nếu thời gian ngủ quá ít thì đó có thể chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề đối với sức khỏe như cao huyết áp trầm cảm tiểu đường và giảm cả phản ứng miễn dịch khi tiêm vắc xin.

Lạm dụng kháng sinh

Rất nhiều người có thói quen xin bác sỹ kê kháng sinh cho các triệu chứng bệnh nhẹ mà có thể tự khỏi. Nhưng hãy lưu ý rằng thuốc kháng sinh ngoài khả năng chữa bệnh thì cũng gây ra tình trạng kháng thuốc nếu dùng quá nhiều hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Chính vì thế, hãy để bác sỹ quyết định việc dùng hay không dùng kháng sinh

Trì hoãn chữa bệnh

Một hiện tượng khá phổ biến đó là mọi người thường có xu hướng tránh né hoặc tự đưa ra những lập luận làm yên lòng bản thân trước 1 số biểu hiện bất thường của cơ thể.  

Tuy nhiên, nếu được kiểm tra và được điều trị càng sớm thì sẽ càng tránh được những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe  

Uống quá nhiều nước 

Mất nước mang lại những tác hại vô cùng to lớn đối với sức khỏe. Vậy thì liệu uống quá nhiều nước có tốt không?

Trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ như khi bạn đang tập luyện cho cuộc thi chạy sắp tới hoặc tham gia các hoạt động thể lực khác hoặc các sự kiện kéo dài thì cần tránh uống quá nhiều nước vì nó có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc nước.

Nghĩ rằng mình biết nhiều hơn bác sỹ

Khi việc tiếp cận internet trở nên dễ dàng thì nhiều người thường nghĩ rằng mình ngày càng hiểu biết hơn so với trước kia.Và thực tế là các diễn đàn trực tuyến được kiểm duyệt cũng có thể được coi là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích và cần thiết cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng những thông tin này không thể thay thế cho những lời khuyên của bác sỹ.

“Tôi nghĩ rằng một sai lầm khá phổ biến đó là việc đặt quá nhiều niềm tin và những nguồn thông tin như vậy, thậm chí còn tin cậy vào nó hơn cả các bác sỹ chuyên ngành” - bác sỹ Shantanu Nundy đến từ ĐH Chicago (Mỹ) chia sẻ.

Tập thể dục quá nhiều 

Thể dục là một điều hoàn toàn rất tốt đối với cơ thể. Tuy nhiên, hãy lưu ý là cơ thể bạn cũng cần nghỉ ngơi, đặc biệt là sau những bài tập mất nhiều sức. Dấu hiệu cho thấy bạn đang tập quá sức có thể biểu hiện ở cả thể chất và tinh thần bao gồm những triệu chứng như mệt mỏi khó ngủ giảm khả năng miễn dịch đau nhức cơ bắp và bị thương.

Chính vì thế, để việc tập luyện mang lại những hiệu quả tích cực và tránh những tổn thương do quá sức thì cách tốt nhất là nên đa dạng các bài tập và thi thoảng cho phép cơ thể nghỉ ngơi một ngày. “Đôi khi thì việc chỉ ngồi và thư giãn còn tốt cho cơ thể hơn là các bài tập thể dục” – ông

Gary Rogg, bác sỹ chính đồng thời là Phó Giáo sư tại Bệnh viện Montefiore tại Bronx, New York chia sẻ.

Không ăn nhiều rau quả

Hẳn ai cũng biết rằng chúng ta nên thường xuyên ăn hoa quảrau xanh mỗi ngày bởi những lợi ích tuyệt vời của chúng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh dịch ở Mỹ tiến hành thì có tới 1/3 người lớn thừa nhận lượng hoa quả họ ăn chỉ bằng 2/5 so với nhu cầu.

Không kiểm tra sức khỏe định kỳ

Rất nhiều người thường không bận tâm đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ mà chỉ đi khám mỗi khi bị ốm hoặc bị bệnh. Điều này có nghĩa là chúng ta đã lỡ mất một số xét nghiệm quan trọng và cần thiết có thể giúp phát hiện sớm những vấn đề hoặc bệnh tình liên quan đến sức khỏe có thể chữa trị nếu được phát hiện kịp thời.

Nói dối bác sỹ

Rất nhiều người trong chúng ta đôi khi không nói với bác sỹ tất cả những điều cần nói – ví dụ như hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Y Harvard đã phát hiện ra một tình trạng khá phổ biến đó là nhiều bệnh nhân không mua thuốc theo đơn bác sỹ kê (tình trạng này đặc biệt đúng đối với các bệnh mãn tính như mỡ máu cao huyết áp cao và tiểu đường).

Tốt hơn hết là hãy chia sẻ thẳng thắn với bác sỹ để họ giúp bạn tìm ra cách từ bỏ thói quen không có lợi cho sức khỏe hoặc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp đối với sức khỏe và tài chính của bạn

Không lưu trữ thông tin về sức khỏe của mình

Mặc dù bạn không cần phải lưu giữ lại toàn bộ kết quả khám bệnh nhưng nên giữ lại những thông tin quan trọng về sức khỏe của mình để tham khảo cho những lần khám sau. Đặc biệt bạn cần ghi nhớ hoặc theo dõi lịch tiêm chủng của mình cũng như ngày tháng và kết quả của những lần chụp chiếu mới nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật